TRỒNG TRỌT - BẢO VỆ THỰC VẬT

+A =A -A

Một số biện pháp kỹ thuật chống rét cho lúa và mạ xuân 2018

Thứ Tư, Ngày 31/01/2018
Hiện nay KKL đã tràn xuống và ảnh hưởng  trực tiếp gây ra rét đậm, rét hại kéo dài. Trước tình hình trên bà con cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật để phòng chống rét cho diện tích lúa mới cấy và mạ sau khi gieo như sau:

Thứ nhất:Với diện tích lúa đã cấy chủ yếu ở chân ruộng ngoài đê tránh lụt tiểu mãn ở các huyện Nho Quan và Gia Viễn. Hiện nay lúa đã bén rễ hồi xanh, một số diện tích đã bắt đầu đẻ nhánh: Cần tiếp tục duy trì lớp nước mặt từ 3 - 5 cm với phương trâm là lấy nước là máo nhằm tăng cường khả năng chống chịu rét, tuyệt đối không được để ruộng khô cạn. Trong thời gian này tuyệt đối không được chăm sóc, đặc biệt là bón bổ sung phân đạm, đợi khi thời tiết nắng ấm trở lại thì mới tiến hành chăm sóc như bình thường. Đồng thời bà con tiếp  tục bảo vệ diện tích mạ dư thừa và mạ dự phòng để phòng trường hợp, rét đậm kéo dài gâychết lúa thì vẫn có đủ lượng mạ đúng giống, đúng tuổi để rặm kịp thời đảm bảo thời vụ và mật độ.
 

Thứ hai: Với những diện tích mạ đã gieo và đang được che phủ nilon:Bà con tiếp tục duy trì độ ẩm trên mặt luống, tốt nhất là để rãnh có nước và cần kiểm tra độ kín của nilon. Nếu như bị hở, tung bật cần tiến hành che chắn lại ngay nhằm đảm bảo độ kín để giữ ấm và giữ ẩm. Trong thời gian rét đậm kéo dài nếu kiểm tra mạ STPT kém bà con có thể dùng 50 – 100g supe lân pha loãng với nước phân chuồng hoai mục để tưới cho 1 m2 mạ nhằm tăng cường phát triển của bộ rễ (tuyệt đối không được tưới nước phân đạm).

 

 

Thứ ba: Hiện nay một số địa phương đã ngâm ủ hạt giống và qua kiểm tra thì mộng mạ đã đạt tiêu chuẩn gieo thì cần tranh thủ buổi trưa để tiến hành gieo ngay. Sau khi gieo xong phải tiến hành che phủ nilon trong ngay. Lưu ý: Không được dùng nilon cũ, bẩn, rách sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng giữ ấm, giữ ẩm cũng như khả năng quang hợp. Cần phải dùng nilon trắng trong, không quá dày, không quá mỏng, khổ 1,2m khi rạch đôi được 2,4m nhằm đảm bảo che phủ kín cả luống, tuyệt đối không được hở chân. Vòm nilon đảm bảo độ cao từ 50-60cm, sau khi che xong cần kiểm tra bằng cách cho tay vào bên trong nếu nhiệt độ cao hơn bên ngoài và có hơi nước đọng trong vòm, như vậy nilon đã đảm bảo độ kín.
Còn đối với những địa phương đã có kế hoạch để chuẩn bị ngâm ủ thì cần tạm dừng lại và theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết. Khi nhiệt độ trung bình trong ngày >150C thì mới tiến hành ngâm ủ.
Đồng thời với các biện pháp trên cần đẩy nhanh tiến độ làm đất với phương châm là ruộng chờ mạ, chuẩn bị đầy đủ vật tư phân bón, tổ chức đánh bắt chuột và ốc bươu vàng trước khi gieo, cấy.

 

Người viết   

Phạm Duy Phú

 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3695330
Số người trực tuyến:24
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn