QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

+A =A -A

Hiệu quả bước đầu của mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ Nấm

Thứ Năm, Ngày 07/06/2018
Khánh An là một xã thuần nông thuộc huyện Yên Khánh. Bên cạnh một số thuận lợi về điều kiện tự nhiên, xã còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế.

Ảnh: Hội nghị triển khai tập huấn kỹ thuật mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nấm

 

Phong tục tập quán, thói quen canh tác của người dân còn lạc hậu, chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên đời sống của nông dân gặp nhiều khó khăn.

Tổ hợp tác nấm Nguyễn Văn Quang được thành lập bao gồm 5 thành viên với mục đích liên kết sản xuất và tiêu thụ nấm. Trong đó, sản lượng hàng năm thu được: nấm sò (77 tấn/năm); nấm linh chi (1,3 tấn/năm); nấm mục nhĩ (3,4 tấn/năm). Tuy nhiên, do điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, hệ thống máy móc còn thiếu nên sản lượng nấm thấp,thời gian sản xuất không liên tục, kéo dài. Sản phẩm nấm cung cấp cho người tiêu dùng trong xã, bán cho tương lái nhưng không ổn định.
Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 24/10/2016 của Tỉnh ủy, Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày 14/12/2016 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến, bền vững đến năm 2020, năm 2017 Chi cục Phát triển nông thôn lựa chọn Tổ hợp tác nấm Nguyễn Văn Quang trên địa bàn xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình triển khai thực hiện mô hình: “Liên kết sản xuất và tiêu thụ nấm”. Với diện tích 4000 m2, tổ hợp tác đã được hỗ trợ hệ thống tưới phun sương tự động, mua và lắp đặt 01 nồi hấp bịch nấm dùng để hấp và xử lý nguyên liệu trước khi vào giống.
Qua kiểm tra đánh giá, diện tích trồng nấm áp dụng hệ thống tưới phun sương của Tổ hợp tác phát triển rất tốt, kỹ thuật chăm sóc vận hành hệ thống theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Ngoài ra, việc áp dụng hệ thống tưới phun sương và nồi hấp bịch nấm giúp giảm bớt khó khăn tồn tại trong các khâu sản xuất nấm như: tưới nước, chăm sóc, chế biến, bảo quản và tiêu thụ.
Hiệu quả đạt được của mô hình khá rõ nét giúp giảm chi phí khoảng 50% công lao độngkhi áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất bao gồm: hấp bịch nấm, tưới tiêu; tăng năng suất, sản lượng và giá thành sản phẩm. Trước kia, chi phí để tưới cho diện tích 4000 m2 trồng nấm của tổ hợp tác, mỗi ngày cần 1 công lao động, hiện nay khi áp dụng hệ thống tưới chỉ cần 0,5 công tưới và chăm sóc. Dự kiến sau 01 năm áp dụng hệ thống tưới phun sương và nồi hấp bịch nấm vào sản xuất, sản lượng nấm sò tăng thêm 30 tấn, nấm linh chi tăng thêm 0,5 tấn, nấm mục nhĩ tăng thêm 1,2 tấn; thời gian trồng nấm tăng thêm một vụ; lợi nhuận tăng thêm 160 triệu đồng. Sản phẩm nấm được liên kết tiêu thụ với trung tâm sản xuất nấm Hương Nam. Bên cạnh đó, các hộ tham gia đã được tư vấn lựa chọn mô hình phù hợp để phát triển kinh tế, bà con tận dụng đất sản xuất kém hiệu quả chuyển đổi thành trồng nấm mang lại thu nhập cao hơn.
 

 

Ảnh: Hệ thống tưới nấm phun sương tự động (Tổ hợp tác nấm Nguyễn Văn Quang tại xã Khánh An, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình năm 2017)


Thông qua mô hình, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, nhằm giảm thiểu chi phí, thay đổi thói quen canh tác lạc hậu và nâng cao thu nhập cho người dân. Đây là một trong những mô hình hiệu quả,thích hợp để áp dụng, nhân rộng trong thời gian tới./.

 

 

    Người viết


Chu Đức Phượng


 


            

 CÁC TIN KHÁC

Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch công tác năm 2024
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Ninh Bình tiếp và làm việc với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên
Chuyến công tác trao đổi, học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái của Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Ninh Bình
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Ninh Bình tổ chức Đoàn tham gia Hội chợ Công thương vùng Bắc Trung Bộ - Nghệ An năm 2023
TỌA ĐÀM “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO QUẢNG BÁ NÔNG SẢN VIỆT NAM TẠI TRUNG ĐÔNG-BẮC PHI”
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3670203
Số người trực tuyến:19
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn