NÔNG THÔN MỚI

+A =A -A

Hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mỗi xã hội một sản phẩm OCOP tại tỉnh Bắc Giang

Thứ Ba, Ngày 17/07/2018
Ngày 13-14/7/2018, tại tỉnh Bắc Giang, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)

Lễ Ký kết Chương trình hợp tác

 

; dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương; đồng chí Nguyễn Xuân Cường - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương, đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN & PTNT, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang cùng nhiều đại điện các tổ chức quốc tế và hơn 600 đại biểu của 63 tỉnh thành cả nước.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Sau 8 năm triển khai Nông thôn mới, toàn quốc đã có 3.370 xã đạt chuẩn nông thôn mới (37,7%), 53 huyện thị xã được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đạt chuẩn. Nhiều địa phương đã bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao. Chính phủ cũng đã có chỉ đạo về giải pháp xây dựng nông thôn mới cấp thôn bản cho những vùng đặc thù, khó khăn. Đây có thể xem là nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong xây dựng nông thôn mới, tạo nên điều kiện vô cùng thuận lợi để chúng ta tập trung vào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, mặc dù trong đó còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, tháo gỡ. Bộ trưởng khẳng định: Việc Chính phủ phê duyệt Chương trình OCOP được đúc kết từ thành công và kinh nghiệm của cả quốc tế cũng như trong nước, được đánh giá là một giải pháp rất cụ thể, hiệu quả, giúp thúc đẩy phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện.

 

 

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Nguyễn Xuân Cường Phát biểu khai mạc Hội nghị

 

Phát biểu chào mừng Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Linh – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBDN tỉnh cho biết, Bắc Giang là một trong những địa phương được Ban Bí thư chỉ đạo làm điểm về xây dựng NTM năm 2009. Từ đó đến nay, xây dựng NTM đã trở thành phong trào rộng khắp và thu được nhiều kết quả tích cực. Toàn tỉnh hiện có 72 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 35,5% tổng số xã của tỉnh; bình quân đạt 15 tiêu chí/xã. Theo kế hoạch, đến hết năm 2018, tổng số xã về đích NTM là 89 xã, chiếm 43,8% (vượt 15,8% so với mục tiêu đến năm 2020 Trung ương đề ra đối với khu vực miền núi phía Bắc).
Theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018-2020 và hướng đến năm 2030. Trong đó đối tượng thực hiện gồm sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương; lấy chủ thể kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân làm nòng cốt.
Theo Đề án, tỉnh Bắc Giang đặt mục tiêu giai đoạn 2018-2020 phát triển 3 sản phẩm OCOP (dự kiến vải thiều Lục Ngạn, mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế) đạt 5 sao; giai đoạn 2021-2030 có khoảng 170 loại sản phẩm tham gia Chương trình OCOP, thực hiện từ 1-3 mô hình làng văn hóa du lịch, phát triển thêm 2 - 3 sản phẩm OCOP đạt 5 sao, phát triển 6 điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh gắn với hoạt động du lịch.
 

 

Các đại biểu thăm gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu của tỉnh Bắc Giang

 

Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN & PTNT biểu dương Ninh Bình là 1 trong 6 tỉnh trong cả nước đã phê duyệt đề án OCOP. Các đại biểu các tỉnh, thành phố, các Bộ, ngành Trung ương và các tổ chức quốc tế đã thảo luận về các nội dung cốt lõi, kinh nghiệm, kế hoạch để triển khai có hiệu quả Chương trình. Trong đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Chung Phụng tham luận: “… Ninh Bình tập trung làm du lịch: Tràng An, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu du lịch sinh thái Vân Long,… Những sản phẩm OCOP Ninh Bình gắn với mục tiêu: “Du lịch - Xuất khẩu - Nông thôn mới”. Đẩy mạnh tuyên truyền, nhận thức, kế hoạch, tiêu chí, phương thức, cách làm đến người dân. Đề xuất một số chương trình khoa học công nghệ về bảo quản sản phẩm sau thu hoạch - là khâu quan trọng đối với sản phẩm nông sản.
Trong chương trình Hội nghị, các đại biểu đã tham quan thực tế 01 buổi chiều ngày 13/7/2018 tại mô hình cây ăn quả huyện Lục Ngạn và  mô hình chăn nuôi gà đồi Yên Thế.
 

 

Đoàn đại biểu các tỉnh thăm mô hình cây ăn quả tại huyện Lục Ngạn

 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng OCOP là giải pháp quan trọng cho tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất và xây dựng nông thôn mới, tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước. Phó Thủ tướng tin tưởng Chương trình OCOP sẽ tác động mạnh mẽ tới thương hiệu, chất lượng hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp Việt Nam. Do đây là một Chương trình kinh tế nên phải thực hiện theo quy luật của kinh tế thị trường. Vì vậy mà chính quyền, nhà nước không thể áp đặt ý chí chủ quan, mệnh lệnh hành chính trong sản xuất các sản phẩm OCOP mà phải phát huy được tính sáng tạo của mỗi cộng đồng dân cư, mỗi người dân trong thực hiện Chương trình.
Cũng như Chương trình xây dựng NTM, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, OCOP là một quá trình thực hiện, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Sau năm 2020, Chính phủ sẽ tổng kết việc thực hiện để tiếp tục triển khai lâu dài. Để triển khai hiệu quả OCOP, Phó Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí tập trung truyền thông về Chương trình; Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì hướng dẫn các tỉnh, thành phố thực hiện và đánh giá, xếp hạng các sản phẩm OCOP. Các Bộ, ngành, địa phương phải thống nhất tư tưởng, nhận thức, nắm rõ quan điểm định hướng, mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ của Chương trình. Đồng thời xây dựng hệ thống quản lý, điều hành thực hiện ở các địa phương.
Trong khuôn khổ Hội nghị cũng đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình hợp tác trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm giữa Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương và Quỹ quốc tế về phát triển nông nghiệp IFAD; Hiệp hội Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT); Hội doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, cam kết phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các tổ chức và người dân tổ chức đầy đủ và hiệu quả chương trình. Bộ trưởng khẳng định: Chương trình đòi hỏi cả hệ thống chính trị vào cuộc, tâm huyết và nhiệt tình vì hiệu quả chung…

 

Người thực hiện



   Phạm Giang




 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3692979
Số người trực tuyến:19
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn