NÔNG THÔN MỚI

+A =A -A

Hội nghị xây dựng nông thôn mới tại các thôn, bản khó khăn gắn với giản nghèo bền vững tại tỉnh Điện Biên

Thứ Năm, Ngày 02/08/2018
Ngày 26-27/7/2018, tại tỉnh Điện Biên, Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ thăm các gian hàng trưng bày sản phẩm tiêu biểu
 

tổ chức Hội nghị xây dựng nông thôn mới các thôn, bản khó khăn gắn với giảm nghèo bền vững; dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Vương Đình Huệ - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương; đồng chí Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN & PTNT, các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Điện Biên cùng 400 đại biểu của 40 tỉnh thành trong cả nước.
Theo báo cáo tại Hội nghị, Thanh Hoá là tỉnh đầu tiên của cả nước xây dựng thôn, bản nông thôn mới cách đây 5 năm và đã ban hành bộ tiêu chí của tỉnh cho riêng mô hình này. Tương tự Thanh Hoá, các tỉnh còn lại như Nghệ An, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai… cũng bắt đầu ban hành các tiêu chí về thôn, bản NTM và chủ động triển khai nhiều giải pháp quan trọng về tín dụng để khơi dậy nguồn lực đầu tư hạ tầng, sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện dân cư, địa hình của vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới, cả nước có 3.370 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm khoảng 37,76% số xã), bình quân cả nước đạt 14,26 tiêu chí/xã; 53 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Nhiều địa phương đã cơ bản hoàn thành xây dựng nông thôn mới để chuyển sang giai đoạn nâng cao, hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Tuy nhiên, kết quả đạt chuẩn nông thôn mới vẫn còn thấp khi cả nước còn 46 tỉnh với tổng số 2.139 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có nhiều tỉnh có trên 100 xã đặc biệt khó khăn (Hà Giang: 136 xã, Cao Bằng: 136 xã, Lạng Sơn: 136 xã, Sơn La: 118 xã, Điện Biên: 136 xã, Lào Cai: 104 xã, Thanh Hóa: 100 xã); có 103 xã đạt dưới 05 tiêu chí (tập trung ở Điện Biên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ngãi…).
Bộ Nông nghiệp &PTNT đã phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan xây dựng Dự thảo Đề án hỗ trợ các thôn, bản, ấp xây dựng NTM gắn với giảm nghèo giai đoạn 2018 - 2020, thực hiện hỗ trợ cho khoảng 3.513 thôn, bản, ấp của 363 xã khó khăn đạt dưới 10 tiêu chí thuộc 35 tỉnh. Với mục tiêu đến năm 2020 thu nhập của người dân tại các xã thuộc phạm vi Đề án tăng ít nhất 1,6-1,8 lần so với năm 2015, cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí; đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm ít nhất từ 3 đến 4% bình quân hàng năm…
Hội nghị đã được nghe đại biểu một số bộ, ban ngành Trung ương và các địa phương tham gia hoàn thiện Đề án như: Thực trang cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020; tác động của các cơ chế, chính sách giảm nghèo đến đời sống người dân; nâng cao chất lượng công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống; giải pháp nâng cao hiệu quả cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không - 3 sạch". Ngoài ra, Hội nghị cũng đã tập trung bàn các giải pháp lồng ghép về các cơ chế chính sách giảm nghèo trong xây dựng NTM...
Tại tỉnh Điện Biên, sau hơn 2 năm triển khai Quyết định số 1573/QĐ-TTg ngày 9/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực biên giới tỉnh Điện Biên, nhằm phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng giai đoạn 2016-2020, tại 29 xã biên giới. Đến nay, có 4 xã biên giới đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 57,14% so với mục tiêu đề án đến năm 2020; 2 xã cơ bản đạt từ 15-18 tiêu chí; 18 xã đạt từ 5-9 tiêu chí; còn 4 xã đạt dưới 5 tiêu chí. Số tiêu chí bình quân đạt 8 tiêu chí/xã, đạt 52,61% so với mục tiêu Đề án.
 

 

Đoàn đại biểu các tỉnh thăm mô hình nông thôn mới tại xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên

 

Trong chương trình Hội nghị, các đại biểu đã tham quan thực tế 01 buổi chiều ngày 26/7/2018 tại mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã Ắng Nưa, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, hội nghị là dịp để đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới, tìm giải pháp tháo gỡ và hỗ trợ cho các đặc biệt khó khăn đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới.

 

 

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, phát biểu chỉ đạo Hội nghị

 

Những kinh nghiệm triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới tại hội nghị là cơ sở quan trọng để Trung ương tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhất là thống nhất, lồng ghép các hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia với các nguồn lực khác để tập trung đầu tư cho các xã đặc biệt khó khăn thực hiện nông thôn mới.
Nhất trí với đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về xây dựng “Đề án hỗ trợ thôn, bản, ấp thuộc các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững giai đoạn 2018-2020”, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện Dự thảo Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong quý III/2018.
Các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc chủ động phối hợp với UBND các tỉnh nghiên cứu, có phương án lồng ghép nguồn lực của các chương trình, dự án triển khai tại địa phương để tập trung đầu tư cho các thôn, bản thực hiện các mục tiêu của Đề án; tiếp tục triển khai hiệu quả và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến để nâng cao nhận thức và vận động người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tích cực hơn vào xây dựng nông thôn mới.
Phó Thủ tướng lưu ý các địa phương chú trọng phát huy vai trò của cộng đồng dân cư trong xây dựng nông thôn mới; nghiên cứu giải pháp để hỗ trợ, nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất điển hình phù hợp với điều kiện đặc thù địa phương, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế một cách bền vững.
Đồng thời phải gắn liền phát triển sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái, mô hình làng du lịch văn hóa cộng đồng; chủ động lồng ghép các chương trình, dự án và nguồn vốn để hỗ trợ cho các thôn, bản, tránh đầu tư dàn trải, chồng chéo, kém hiệu quả. Đối với các tỉnh không thuộc phạm vi Đề án, cần chủ động vận dụng các nội dung và cơ chế, chính sách của Đề án để áp dụng hỗ trợ các thôn, bản thuộc các xã dưới 10 tiêu chí phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở để triển khai và nhân rộng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, nông thôn mới là một cuộc cách mạng to lớn, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với “tam nông”, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc tập trung hỗ trợ cho các thôn, bản của các xã khó khăn xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững là chính sách quan trọng, giúp nâng cao điều kiện sống của người dân vùng khó khăn và góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, miền./.
 

 

Người thực hiện


   Phạm Giang



 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687455
Số người trực tuyến:22
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn