THUỶ SẢN

+A =A -A

Kỹ thuật phòng chống rét cho cá qua đông

Thứ Hai, Ngày 15/10/2018

Cá là động vật biến nhiệt, có thân nhiệt thay đổi theo nhiệt độ môi trường. Với Miền Bắc Việt Nam vào mùa đông thường có những đợt rét đậm, rét hại dài ngày... Chính vì vậy đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đời sống các đối tượng nuôi thủy sản. Nhiều giống loài có sức chịu đựng kẻm như cá Rô phi đơn tính, Rô đồng, cá Lóc, cá Chim trắng, Ếch,....thường chết nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 100C.
    Để hạn chế thiệt hại do thời tiết lạnh giá gây ra, khi mùa đông tới cần có biện pháp phòng chống rét cho cá.
1. Chuẩn bị ao nuôi
 - Ao nuôi cần chọn những ao khuất hướng gió mùa Đông Bắc, có bờ chắc chắn, không rò rỉ. Độ sâu mực nước từ 1,5 - 2m, có nguồn nước cấp vào ao chủ động, phải sạch, không bị ô nhiễm.             
- Chuẩn bị ao nuôi: trước mùa đông nếu có điều kiện nên tát cạn nước ao, vét bớt bùn đáy, chỉ để lại một lớp dầy 15-20cm. Nếu ao ở đúng hướng gió thì nên đào sâu thêm 0,5m so với đáy ao để làm nơi cho cá trú ngụ trong mùa rét. Tu sửa lại hệ thống cống cấp và thoát nước. Lấp hết các hang hốc, rò rỉ quanh bờ ao. Xử lý ao bằng vôi bột, liều lượng 8 -10kg /100m2 ao. Sau đó đưa nước sạch vào ao đảm bảo mức nước tiêu chuẩn là 1,5 - 2m.
- Thả cá: Sau khi cải tạo ao xong, tiến hành thả cá vào ao. Nên thả cá vào những ngày thời tiết nắng ấm.
         2. Chăm sóc cá trước, trong mùa đông
        - Thời điểm trước khi mùa đông, cần tăng cường bổ sung dinh dưỡng cho cá để cá béo, khỏe, nâng cao sức đề kháng với bệnh tật và tăng khả năng chống chịu được với thời tiết lạnh kéo dài. Khi cho ăn cần đảm bảo nghiêm túc yêu cầu 4 định: định chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm.
    - Bổ sung Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn hàng ngày với lượng 2 gr/1 kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.
- Khi nhiệt độ nước xuống thấp dưới 150C ngừng cho cá ăn vì ở ngưỡng nhiệt độ đó cá gần như ngừng bắt mồi, nếu đưa thức ăn xuống sẽ gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
- Khi nhiệt độ từ 150C trở lên, tranh  thủ cho cá ăn vào thời điểm nhiệt độ cao nhất trong ngày (khoảng thời gian từ 10h sáng đến 15h chiều). Cho cá ăn thức ăn có hàm lượng đạm cao từ 28% trở lên.
- Khi thời tiết lạnh giá kéo dài nhiệt độ nước xuống dưới 8- 100C nên dừng không cho cá ăn, chủ động nâng cao mực nước từ 1,5 - 2m.
             3. Biện pháp quản lý và chống rét cho cá qua đông
    - Trên mặt ao làm khung tre, nứa hoặc sắt,... và phủ bạt hoặc nilon (đặc biệt là nơi đầu hướng gió), đồng thời chủ động thả bèo tây 1/2 - 2/3 diện tích ao. Khi nhiệt độ nước xuống dưới 100C cần phải che kín ao bằng bạt hoặc nilon để tránh gió lùa đưa không khí lạnh làm nhiệt độ nước giảm thấp, tăng khả năng giữ nhiệt độ cho nước ao, ngoài ra giữa bề mặt ao có thể dùng các bóng điện công suất lớn cách mặt nước 20 - 30cm để sưởi ấm cho cá.
       - Làm sọt tránh rét: Tạo một góc ao sâu về phía bắc, dùng sọt đan bằng tre (sát trùng sọt bằng cách ngâm sọt trong nước vôi trước khi sử dụng) lấy rơm rạ phơi khô cho vào sọt, cắm cọc buộc sọt xuống đáy ao để cá trú rét. Hoặc dùng rơm rạ bó thành những bó nhỏ thả xuống các góc ao và xung quanh bờ ao để tạo chỗ trú cho cá khi trời rét; khi rơm rạ đã phân hủy, cần vớt lên thay bằng rơm rạ khác.
           - Phải thường xuyên duy trì mức nước cho ao nuôi, đảm bảo mực nước từ 1,5 - 2m để tăng khả năng giữ nhiệt cho ao, giữ ấm cho cá.
        - Khi nhiệt độ nước dưới 200C cá dễ bị mắc bệnh nấm thuỷ my. Vì vậy, khi nuôi cá trong ao nên hạn chế tối đa việc đánh bắt, kéo lưới làm cá bị xây xát, dễ nhiễm các bệnh do nấm, vi khuẩn…   
     - Tuyệt đối không sử dụng phân chuồng trong thời gian chống rét cho cá.
            - Thường xuyên theo dõi ao nuôi hàng ngày, phát hiện các hiện tượng bất thường để kịp thời xử lý.
- Thời tiết mùa đông thường có rét đậm và mưa phùn kéo dài cá dễ bị mắc các bệnh nấm, ký sinh trùng nên định kỳ 2 lần/tháng tạt vôi bột từ 1 - 2 kg cho 100m3 nước ao nuôi và trộn tỏi 1 - 2kg/10kg thức ăn cho cá ăn để phòng bệnh cho các loài cá nuôi trong ao./.
 

 

 

   Người viết bài


Nguyễn Thế Ngọc


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3670423
Số người trực tuyến:18
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn