THANH TRA

+A =A -A

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản hiện nay

Thứ Hai, Ngày 03/12/2018

Ngày 07/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản.


Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản, tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Cụ thể, mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng.


Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như: đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này được áp dụng như sau: Buộc thu hồi giống vật nuôi; sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; buộc tái chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; buộc chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi; buộc tái xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi; buộc tiêu hủy chất cấm; sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; vật nuôi,thủy sản; giống vật nuôi...


Nghị định số 64/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/6/2018. Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; các nội dung về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tại Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản; lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi; quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định số 64/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành.


Về thẩm quyền xử phạt, theo quy định tại Nghị định 64, các cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bao gồm: Chủ tịch UBND các cấp (Điều 27), Thanh tra (Điều 28), Công an nhân dân (Điều 29), Bộ đội Biên phòng (Điều 30), Cảnh sát biển (Điều 31), Hải quan (Điều 32), Quản lý thị trường (Điều 33).
Việc phân định thẩm quyền xử phạt hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các cơ quan trên được quy định tại Điều 34, Nghị định 64 như sau:


Chủ tịch UBND các cấp có thẩm quyền xử lý đối với hành vi quy định tại Điều 27 Nghị định 64 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra có thẩm quyền xử lý đối với hành vi quy định tại tại Điều 28 Nghị định 64 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý đối với hành vi quy định tại Điều 29 Nghị định 64 và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.


Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại Khoản 8 Điều 10; Khoản 2 Điều 21 của Nghị định 64 theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại Điều 8; Khoản 2 Điều 9; Khoản 8 Điều 10; Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 11; Điều 17; Điều 21 của Nghị định 64 theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.


Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi; thức ăn chăn nuôi, thủy sản quy định tại Khoản 8 Điều 10; Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 11; Điều 21 của Nghị định 64 theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao./.
 

 

 

 

    Người viết bài



Phạm Thị Bích Liên


            

 CÁC TIN KHÁC

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NĂM 2023
Một số khác biệt cơ bản giữa quy định của Luật Thanh tra 2022 so với Luật Thanh tra 2010 đối với cuộc thanh tra do cấp Sở và huyện tiến hành
Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch Tổ chức tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tại Sở Nông nghiệp và PTNT
Hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định Số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực pháp luật
Một số điểm nổi bật quan trọng của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687346
Số người trực tuyến:16
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn