THUỶ SẢN

+A =A -A

Gia viễn Giải pháp kỹ thuật mới trong cải tạo nguồn nước trong nuôi thủy sản nội đồng

Thứ Sáu, Ngày 07/12/2018
Gia Viễn là huyện đi đầu trong phong trào nuôi cá nước ngọt nội đồng của tỉnh ta. Theo Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện hiện nay, toàn huyện có 1.723,5 ha nuôi trồng thủy sản trong đó nuôi thâm canh chiếm khoảng 386 ha.

Thu hoạch cá Trắm, Chép  tại Gia Viễn Ảnh: Phạm Kiên Cường

 

Hàng năm cung ứng ra thị trường khoảng 15,5 nghìn tấn cá nước ngọt chủ yếu là các đối tượng cá Trắm cỏ, cá Chép dài, cá Trắm đen. Điển hình là như: Gia Phương; Gia Vượng; Gia Hòa, Gia Tân; Gia Xuân….

Mặc dù, nghề nuôi thủy sản thời gian gần đây phát triển khá ổn định, trình độ kỹ thuật của người nuôi và mức độ thâm canh ngày càng cao nhưng do tốc độ mở rộng diện tích quá nhanh trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng đủ, ý thức của người dân về sử dụng hóa chất, kháng sinh, quản lý vùng nuôi chưa tốt dẫn đến môi trường nước bị ô nhiễm, gây nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Để góp phần tăng hiệu quả cho người nuôi trồng thủy sản, Chi cục thủy sản đã khuyến kích, hướng dẫn hộ dân áp dụng các giải pháp kỹ thuật cải tiến nhằm bảo vệ nguồn nước, hạn chế dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Trên cơ sở đó, nhiều giải pháp kỹ thuật đã được ứng dụng trên các vùng nuôi.
Tiêu biểu là 2 nhóm giải pháp được đưa vào áp dụng đó là: Lọc nước cơ học và lọc nước tuần hoàn sử dụng công nghệ vi sinh để sử dụng trong nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.


Giải pháp truyền thống hiện đang được nhiều hộ dân áp dụng trong sản xuất là kỹ thuật lọc nước cơ học: Nước từ kênh mương được đưa vào qua bể lọc ngược qua các ngăn lọc thô, sau đó được đưa sang ngăn lọc tinh của bể lọc và cấp vào các ao nuôi. Giải pháp này có ưu điểm: Đơn giản, chi phí thấp, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao…tuy nhiên phụ thuộc vào nguồn nước từ ngoài môi trường và chỉ đáp ứng được cho các hộ có ao sản xuất nhỏ.


Giải pháp thứ hai đó là kỹ thuật lọc tuần hoàn sử dụng công nghệ vi sinh hiện đang được các hộ nuôi tại xã Gia Phương; Gia Vượng; Gia Hòa áp dụng vào sản xuất đã mang lại hiệu quả cao cả về mặt môi trường và mặt kinh tế. Theo đó nước được lấy một lần từ kênh mương của vùng hoặc nước được vận chuyển từ các hệ thống ao nuôi vào ao lắng. Tại đây, nước được diệt khuẩn, diệt tạp bằng các hóa chất được Bộ Nông nghiệp cho phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, liên tục chạy máy quạt nước để các loại hóa chất hết tác dụng. Sau đó sử dụng Chế phẩm sinh học có chứa các chủng vi khuẩn có lợi như: Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces, Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, Rhodobacter, Rhodospirillum, Rhodopseudomonas… để làm tăng hàm lượng ôxy, ổn định pH và các chỉ số môi trường trong ao nuôi. Cụ thể, chúng được bổ sung làm tăng sinh khối nhanh nguồn vi sinh có lợi, cung cấp nhóm ôxy hóa amonia (Nitrosomonas và Nitrobacter) làm tăng hiệu quả hơn trong việc phân hủy các chất thải do phân, thức ăn dư thừa trong quá trình nuôi. Khi nước tại ao lắng này đạt chất lượng đảm bảo nuôi trồng thủy sản sẽ được đưa sang ao “sẵn sàng” để cấp trở lại các ao nuôi.


Theo ông Hoàng Thanh Liêm, xã Gia Phương – một trong nhunwngx hộ áp dụng giải pháp này vào sản xuất của gia đình cho biết: “Gia đình tôi hoàn toàn chủ động về nguồn nước trong sản xuất, không bị phụ thuộc từ kênh mương của vùng nhất là vào mùa khô hoặc khi một vài hộ trong vùng bị dịch bệnh. Đặc biệt không bị ảnh hưởng của hoạt động phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc BVTV của bà con trồng lúa xung quanh. Tuy nhiên,  để có kết quả này, bản thân tôi đã phải mất rất nhiều thời gian tìm tòi học hỏi và được sự hướng dẫn nhiệt tình từ cán bộ kỹ thuật của Chi cục thủy sản trong việc sử dụng và nuôi cấy các chủng vi sinh vật vào ao xử lý nước của gia định. Hai năm trở lại đây, nhờ áp dụng kỹ thuật mới này vào quản lý nước ao nuôi, hầu như các ao nuôi của gia đình không bị mắc các bệnh dịch do môi trường nước ô nhiễm gây ra. Vì thế, bà con nuôi thủy sản các vùng lân cận thường xuyên đến tham qua học hỏi để áp dụng vào sản xuất. Tôi hi vọng, với cách sử lý nguồn nước áp dụng công nghệ vi sinh này sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước do hoạt động nuôi trồng thủy sản gây ra”.


Giải pháp mới đưa ra đã thực sự góp phần giúp các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Gia Viễn chủ động trong sản xuất. Tiết kiệm nguồn nước, kìm hãm, hạn chế mầm bệnh phát triển; ổn đinh môi trường vùng nuôi. Giải pháp này đang được áp dụng ở nhiều hộ sản xuất đã tạo ra nguồn thủy sản sạch bệnh, giúp tăng giá trị chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường về sản phẩm “sạch”, phù hợp với điều kiện nuôi thủy sản của người dân.

 

 

 

    

      Người viết
      

 

Nguyễn Minh Huệ


 
 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3693515
Số người trực tuyến:18
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn