TIN HOẠT ĐỘNG SỞ

+A =A -A

Kết quả thực hiện công tác năm 2018 của ngành Nông Nghiệp và PTNT Ninh Bình

Thứ Năm, Ngày 20/12/2018

Năm 2018 được sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành, toàn ngành nông nghiệp và PTNT đã đoàn kết thi đua, nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chuyên môn được giao. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất ngành đều đạt và vượt kế hoạch:
- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 (giá so sánh 2010) đạt trên 8.500 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2017.
    - Sản lượng lương thực có hạt đạt 475,2 nghìn tấn, tăng 17 nghìn tấn so với năm 2017;


- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh ở khu vực nông thôn đạt kế hoạch 94,5%;
    - Giá trị sản xuất trên 1 ha đất canh tác đạt 120 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng/ha so với năm 2017, vượt 5 triệu đồng/ha so kế hoạch;
    - Xây dựng nông thôn mới: trong năm có 10 xã, huyện Yên Khánh về đích nông thôn mới, 07 xã đăng ký đạt NTM kiểu mẫu và 83 thôn, khu dân cư đăng ký đạt kiểu mẫu. Kết thúc năm có tổng số 90/119 xã, nâng tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 75,6%. 
    Kết quả nổi bật:


    1. Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp và hiệu quả hơn; kết quả sản xuất nông, lâm, thủy sản thắng lợi toàn diện.
    - Về trồng trọt: sản lượng các loại nông sản đều tăng trong điều kiện thiên tai khắc nghiệt, đáp ứng dồi dào nhu cầu trong và ngoài tỉnh. Cơ cấu sản phẩm đã chuyển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành hàng, sản phẩm có lợi thế và thị trường thuận lợi. Giá trị lĩnh vực trồng trọt đạt 4.505 tỷ đồng, tăng 1,5% so năm 2017.
Tổng diện tích gieo trồng đạt 99,6 nghìn ha, đạt 95% kế hoạch. Diện tích đất lúa chuyển đổi sang mục đích nông nghiệp khác đạt trên 1.500 ha.
Diện tích lúa 75,6 nghìn ha; năng suất bình quân đạt 60,5 tạ/ha, tăng 4,3 tạ/ha; sản lượng lúa đạt 457,7 nghìn tấn, tăng 20,7 nghìn tấn so với năm 2017. Diện tích lúa chất lượng cao, lúa đặc sản được mở rộng sản xuất theo hướng hàng hóa với 46,7 nghìn ha, chiếm chiếm 61,8% tổng diện tích, tăng 1,8 nghìn ha so với năm 2017, vượt mục tiêu Nghị quyết 05.
Diện tích cây trồng màu giảm nhưng diện tích rau, đậu các loại, cây ăn quả được đảm bảo. Nhiều mô hình sản xuất rau, hoa ứng dụng công nghệ cao, tập trung sản xuất cây có giá trị kinh tế cao đã đem lại thu nhập cao gấp 4 - 5 lần so với sản xuất lúa.


- Về chăn nuôi: Chăn nuôi đã có sự chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, tăng mạnh chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung theo chuỗi khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao, áp dụng quy trình thực hành chăn nuôi an toàn đối với các con nuôi có lợi thế như lợn ngoại, bò thịt, dê núi, gia cầm và một số con nuôi đặc sản phục vụ du lịch. Giá trị lĩnh vực chăn nuôi đạt 2.072 tỷ đồng, tăng 1,2% so năm 2017.
Từ đầu tháng 4 giá lợn hơi liên tục tăng làm cho chăn nuôi phục hồi tích cực, tăng cả về tổng đàn, cả về sản lượng so với năm 2017. Tổng đàn trâu, bò đạt 58 nghìn con, tăng 0,9%; đàn lợn ước 420 nghìn con, tăng 1,7%; đàn gia cầm 5,55 triệu con, tăng 0,8%. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 60,1 nghìn tấn, tăng 1,9%. Sản lượng trứng đạt 123 triệu quả.
Dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm được kiểm soát ; công tác tiêm phòng, khử trùng tiêu độc hiệu quả cao. Tiêm phòng vắc xin cho 3,4 triệu con gia súc, gia cầm tương đương gần 6 triệu liều vắc xin; công tác kiểm dịch vận chuyển được tăng cường.


- Về thủy sản: Tiếp tục phát triển thuận lợi, tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng, dịch bệnh thủy sản được kiểm soát. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt trên 13 nghìn ha, đạt 101,9% kế hoạch năm, tăng 3%. Trong đó diện tích nuôi nước ngọt gần 9,6 nghìn ha, nuôi nước mặn lợ trên 3,5 nghìn ha. Giá trị lĩnh vực thủy sản đạt 1,4 nghìn tỷ đồng, tăng 7% .Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 51,3 nghìn tấn, đạt 101,5% kế hoạch, tăng 7,8%. Trong đó: Nuôi trồng ước đạt 44,4 nghìn tấn; Khai thác 6,9 nghìn tấn.
- Về lâm nghiệp: Hoàn thành 100% kế hoạch đối với các công tác bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, chăm sóc rừng trồng, trồng rừng sản xuất sau khai thác, trồng rừng thay thế, trồng cây phân tán, diện tích khai thác trắng gỗ rừng trồng tập trung với sản lượng khai thác đạt 35,2 nghìn m3. Xảy ra 06 vụ cháy rừng với tổng diện tích 1,965 ha, chủ yếu cháy lướt thực bì, cây bụi.


2. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới theo hướng tiên tiến,  hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh được nâng cao.
Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài tỉnh ngày càng tham gia sâu rộng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đang trở thành động lực nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Năm 2018 có 287 HTX, trong đó có 66 HTX ngành hàng; có 281/287 HTX đã tổ chức hoạt động theo Luật HTX 2012 chiếm 97,9%; có 78 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp; có 990 trang trại, gia trại. Trang trại ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất lượng nông sản hàng hóa lớn. Kinh tế hộ gia đình tiếp tục phát triển theo cơ chế thị trường và đang có sự chuyển dịch hiệu quả hơn.
Toàn tỉnh có 75 làng nghề được công nhận, tạo ra tổng giá trị sản xuất 515,3 tỷ đồng; có 39.731 cơ sở, HTX, THT, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn thu hút trên 68,3 nghìn lao động, giá trị sản xuất đạt 123,7 tỷ đồng.


3. Công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP hàng nông sản tiếp tục được tăng cường. Nhận thức về ATTP của người quản lý, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng được nâng cao; đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện theo quy định, ngăn ngừa hiệu quả việc sản xuất thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Tiếp tục tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề căn cơ của công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP hàng nông sản. Chủ động tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan truyền thông tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú. Triển khai thực hiện các mô hình kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi.
Chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP số 3 của tỉnh, cử cán bộ tham gia đoàn số 1 và 2. Thực hiện tốt các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, hậu kiểm, phân loại, thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP; kiểm tra giám sát sau xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; chương trình giám sát quốc gia.


4. Công tác thủy lợi, đê điều và PCLB luôn được chủ động và hiệu quả cao.
Chủ động theo dõi diễn biến tình hình thời tiết khí hậu thuỷ văn gắn với thời tiết nông vụ để kịp thời chỉ đạo công tác tưới, tiêu phục vụ sản xuất. Công tác quản lý đê điều được tăng cường. Công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều đảm bảo chất lượng công trình và hoàn thành đúng tiến độ. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm phát sinh để kịp thời có biện pháp xử lý.
    Chủ động tham mưu cho BCH PCTT và TKCN tỉnh ban hành phương án về thông tin liên lạc, dự báo khí tượng thủy văn phục vụ công tác PCTT &; Phương án về hậu phương và khắc phục hậu quả thiên tai; ban hành nhiều công điện chỉ đạo phòng, chống, đối phó kịp thời, hiệu quả với các cơn bão, áp thấp nhiệt đới và các đợt mưa, lũ giảm thiểu thiệt hại và nhanh chóng ổn định sản xuất


5. Chương trình MTQG xây dựng NTM tiếp tục được quan tâm chỉ đạo xây dựng theo hướng thực chất, tiên tiến; cộng đồng doanh nghiệp và người dân đồng tình hưởng ứng. Các chương trình nước sạch &  vệ sinh môi trường nông thôn, giảm nghèo, bố trí dân cư tiếp tục được quan tâm.
Tham mưu cho BCĐ tỉnh chuẩn bị các điều kiện đón tiếp 3 đoàn khách lớn : Hội nghị toàn quốc NTM ; Đoàn cán bộ cấp cao của nước bạn Lào ; Đoàn bộ trưởng nông nghiệp các nước Asian+3 thành công được ghi nhận và đánh giá cao.
- Năm 2018 có 10 xã và huyện Yên Khánh đăng ký về đích nông thôn mới, 07 xã đăng ký đạt NTM kiểu mẫu và 83 thôn, khu dân cư đăng ký đạt khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Đến nay 10/10 xã được chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Huyện Yên Khánh đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Có 7/7 xã ban hành đề án xây dựng NTM kiểu mẫu.
Trong năm toàn tỉnh đã tiếp nhận thêm trên 13 nghìn tấn xi măng, làm thêm được 755 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài trên 90 km. Lũy kế toàn tỉnh đã cấp 197,6 nghìn tấn xi măng, làm được 12.602 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài gần 1.500 km .
Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt Đề án Mỗi vùng một sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2020.


6. Tích cực đi đầu trong cải cách hành chính,  tổng hợp; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; làm tốt công tác tổ chức cán bộ, thi đua, khen thưởng
    Tiếp nhận 5.980 văn bản đến, trong đó có 205 văn bản giao nhiệm vụ có hạn. Kết quả thực hiện đúng hạn 201 văn bản, 01 văn bản quá hạn và 03 văn bản chưa đến hạn. Ban hành 2.597 văn bản, báo cáo, kế hoạch,.... Nổi bật là các văn bản chỉ đạo sản xuất, khắc phục hậu quả thiên tai dịch bệnh, báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 về nông nghiệp nông dân và nông thôn, báo cáo sơ kết 5 năm tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh,...
Tích cực triển khai thực hiện kiểm soát, rà soát các TTHC; thực hiện tốt dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; dịch vụ bưu chính công; ISO; công tác cải cách hành chính; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ TTHC.


7. Nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 37/NQ-HĐND của HĐND tỉnh và Quyết định 140 của Tỉnh ủy được thực hiện quyết liệt, toàn diện.
Thực hiện 151 nhiệm vụ, mô hình, dự án. Trong đó có các dự án trọng điểm như: Dự án thí điểm tưới bằng hệ thống đường ống đến mặt ruộng cho vùng sản xuất rau màu tập trung tại 2 điểm, quy mô 18 – 20 ha/điểm; Dự án thí điểm sản xuất lúa đặc sản, chất lượng cao, dài ngày theo hướng hữu cơ (1 vụ/năm) kết hợp nuôi trồng thủy sản tại 3 điểm, dùng phân hữu cơ, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học.
Xây dựng dự thảo điều chỉnh Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015-2020; tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 37/NQ-HĐND cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Đối với xã 140: thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách dịp lễ, tết. Thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp, nước sạch và vệ sinh môi trường trên địa bàn xã. Hàng tháng lãnh đạo Sở Nông nghiệp & PTNT đều dự sinh hoạt chi bộ tại các thôn, xóm xã Khánh Tiên./.
 

 

     

 

 

      Người viết bài

 

      Phạm Năng An


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3686904
Số người trực tuyến:13
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn