CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Cách nhận biết triệu chứng, bệnh tích điển hình và biện pháp phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Thứ Sáu, Ngày 08/03/2019
Tính đến ngày 7/3/2019 đã có 10 tỉnh thành công bố dịch. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tính đến chiều tối ngày 7/3/2019 số địa phương bị bệnh dịch tả lợn châu Phi hoành hành là 10 tỉnh, Thành phố, trong đó có Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Cụ thể, các tỉnh, thành có lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên với tổng số lợn bị tiêu hủy trên 6.500 con.
Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, có thể gây chết ở lợn với tỷ lệ rất cao. Sau đây là một số đặc điểm triệu chứng và biện pháp phòng chống để giúp cho người chăn nuôi thực hiện:
1. Triệu chứng lâm sàng
Lợn bị nhiễm DTLCP có nhiều triệu chứng, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Thể quá cấp tính: là do vi rút có độc lực cao, lợn chết nhanh, không có biểu hiện triệu chứng lâm sang hoặc lợn nằm và sốt cao trước khi chết. Tỷ lệ chết cao lên đến 100%.
Thể cấp tính: là do vi rút có độc lực cao gây ra, lợn sốt cao(40,5-420C). Lợn không ăn, lười vận động, ủ rũ, nằm chồng đống, thích nằm chỗ có bóng râm hoặc gần nước. Lợn có biểu hiện đau vùng bụng, lưng cong, di chuyển bất thường, một số vùng da trắng chuyển sang màu đỏ, đặc biệt là ở vành tai, đuôi, cẳng chân, da phần dưới vùng ngực và bụng, có thể có màu sẫm xanh tím. Trong 1-2 ngày trước khi con vật chết, có triệu chứng thần kinh, di chuyển không vững, nhịp tim nhanh, thở gấp, khó thở hoặc có bọt lẫn máu ở mũi, viêm mắt, nôn mửa tiêu chảy đôi khi lẫn máu hoặc có thể táo bón, phân cứng đóng viên có kích thước nhỏ, có chất ngày và máu. Lợn mang thai có thể sảy thai ở mọi giai đoạn. Lợn khỏi bệnh hoặc nhiễm vi rút thể mạn tính thường không có triệu chứng, nhưng sẽ là vật chủ mang vi rút DTLCP lâu dài.
Thể á cấp tính: gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình. Lợn biểu hiện triệu chứng không nghiêm trọng. Lợn sốt nhẹ hoặc sốt lúc tăng lúc giảm, giảm ăn, sụt cân, ủ rũ, viêm toàn bộ phổi nên khó thở, ho có đờm, phổi có thể bội nhiễm vi khuẩn kế phát, viêm khớp, vận động khó khăn, lợn mang thai sẽ sảy thai. Lợn có thể khỏi hoặc bị bệnh mạn tính
Thể mạn tính: gây ra bởi vi rút có độc tính trung bình hoặc thấp. Lợn có nhiều triệu chứng khác nhau, chẳng hạn như giảm cân, sốt không ổn định, có triệu chứng hô hấp, hoại tử da, hoặc viêm loét da mạn tính, viêm khớp, viêm cơ tim, viêm phổi dính sườn, viêm các khớp khác nhau trong giai đoạn phát triển. Tỷ lệ chết thấp, lợn khỏi bệnh sau khi nhiễm vi rút gây nên bệnh sẽ trở thành dạng mãn tính.
Lợn mắc bệnh DTLCP có biểu hiện các triệu chứng không khác biệt so với triệu chứng của bệnh Dịch tả lợn cổ điển. Do đó, việc chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng thường khó khăn, khó phân biệt với các bệnh khác. Vì vậy, cần lấy mẫu gửi phòng thí nghiệm của cơ quan thú y có thẩm quyền để xét nghiệm phát hiện vi rút DTLCP.
2. Bệnh tích
Thể cấp tính: Xuất huyết nhiều ở các hạch lympho dạ dày, gan và thận. Thận có xuất huyết điểm, lá lách to có nhồi huyết. Da có màu tối và phù nê, da vùng bụng và chân có xuất huyết. Có nhiều nước xung quanh tim và trong xoang ngực hoặc xoang bụng, có các điểm xuất huyết trên thanh quản, bàng quang và bề mặt các cơ quan bên trong; phù nề trong cấu trúc hạch lâm ba của đại tràng và phần tiếp giáp với túi mật, túi mật sưng.
Thể mạn tính: Có thể gặp sơ cứng phổi hoặc có các ổ hoại tử hạch, hạch phổi sưng, viêm dính màng phổi.
3. Biện pháp phòng và chống bệnh DTLCP
- Một là hạn chế khách tham quan, hạn chế cho thương lái vào khu vực chăn nuôi. Trong trường hợp phải đi vào chuồng nuôi cần phải thay trang phục và mang ủng hoặc giày dép của trại, đồng thời thực hiện tiêu độc khử trùng cho người, dụng cụ và phương tiện.
- Hai là, cần tăng cường chăm sóc, cung cấp thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho đàn gia súc. Thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng chuồng trại ít nhất 1 lần trong một tuần.
- Ba là, khi nhập gia súc về nuôi và khi xuất bán gia súc phải khai báo kiểm dịch với Trạm Thú y địa phương. Trong khi tình hình dịch bệnh chưa ổn định thì hạn chế nhập mới gia súc về nuôi nhất là từ khu vực các tỉnh có nguy cơ cao. Trong trường hợp cần thiết thì chỉ nên nhập gia súc từ các trại chăn nuôi đã được công nhận an toàn dịch và có giấy chứng nhận kiểm dịch động vật của cơ quan thú y.
- Bốn là, nên sử dụng các sản phẩm thịt gia súc đã được cơ quan thú y kiểm dịch. Không mua và sử dụng các sản phẩm thịt gia súc không rõ nguồn gốc và không chế biến gần khu vực chăn nuôi.
- Năm là, khi phát hiện đàn gia súc có những biểu hiện của bệnh truyền nhiễm như sốt cao, bỏ ăn hàng loạt, ... hoặc gia súc có các triệu chứng điển hình của bệnh Dịch tả heo châu Phi như đã nêu ở trên thì phải nhanh chóng báo cho chính quyền hoặc Cơ quan Thú y để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Một số hình ảnh về triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình của lợn mắc bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

 


Trên da mềm phần đầu, bụng, bẹp… xuất hiện nhiều nốt xuất huyết và nhanh chóng biến thành màu tím.

 

Lương Thị Minh Hà


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687498
Số người trực tuyến:24
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn