THUỶ SẢN

+A =A -A

Biện pháp phòng bệnh cho Ngao nuôi

Thứ Ba, Ngày 19/03/2019
Nuôi ngao hiện nay đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn, làm hồi sinh nhiều vùng đất ven biển vốn bị bỏ hoang bấy lâu nay.

Người dân xã ven biển huyện Kim Sơn đã đầu tư nguồn vốn, nhân lực nuôi ngao vùng Cồn Nổi, sản phẩm ngao thương phẩm hằng năm tăng, giá trị sản xuất đạt hàng tỷ đồng, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế thủy sản nói riêng, ngành nông nghiệp nói chung, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nông, ngư dân vùng ven biển góp phần xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội.
 Ngao sống ở vùng cửa sông nơi hội tụ của nhiều nguồn nước có chứa chất thải đổ vào. Ngao có thể sống được ở vùng trung, hạ triều đến nơi có độ sâu 5 - 10m, bãi nuôi thường là bãi triều, các eo vịnh có sóng nhỏ, nơi có nguồn nước ngọt . Đáy là cát bùn (trong đó cát chiếm 70 - 80%), độ mặn 15‰ – 25‰, thời gian phơi bãi. Nếu nhiệt độ và độ mặn biến đổi đột ngột ngao sẽ chết hàng loạt. Ngao sống ở tầng đáy, khi gặp điều kiện môi trường thay đổi ngao có thể nổi lên tiết ra nhớt kéo thành bè di chuyển đi nơi khác. Do vậy, các tác động từ chất lượng nước, chất gây ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh sống của ngao.
Do nhiều nguyên nhân mà hiện nay nghề nuôi ngao  đang đứng trước rất nhiều thử thách: Nguy cơ tàn phá và ô nhiễm môi trường; tranh chấp bãi nuôi ngao; hiện tượng ngao nuôi bị chết hàng loạt  chưa rõ nguyên nhân… Để góp phần tìm ra được những giải pháp tối ưu cho nghề nuôi ngao phát triển bền vững “ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH CHO NGAO NUÔI ” rất quan trọng nó ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của ngao nuôi. Vì vậy người nuôi cần điều chỉnh các yếu tố môi trường cho phù hợp.
Nhiệt độ nước
Nhiệt độ đóng vai trò quan trọng trong sinh học, nó ảnh hưởng tới quá trình, tốc độ phản ứng sinh hóa của động vật. Sinh vật dưới nước có một phạm vi nhiệt độ nước tối ưu nhất định, bên ngoài phạm vi này, sinh vật không thể tồn tại và phát triển bình thường. Giống như động vật thủy sinh, ngao là động vật máu lạnh nên mọi hoạt động sống của nó như: trao đổi chất, sử dụng thức ăn, hô hấp, đào hang… đều chịu tác động trực tiếp bởi nhiệt độ. Nhiệt độ nước phụ thuộc vào các yếu tố như: mùa, độ sâu của nước, tốc độ dòng chảy. Để hạn chế tác động của nhiệt độ trong những thời điểm nắng nóng, người nuôi đã sử dụng lưới chống nắng để che cho mặt bãi.
Độ mặn
Độ mặn là yếu tố rất quan trọng trong thời kỳ phát triển trứng và ấu trùng của ngao. Độ mặn chịu ảnh hưởng của thủy triều, lượng mưa, dòng chảy... Ngao phát triển tốt với độ mặn từ 20 - 30‰. Ngao bắt đầu chết ở vùng biển với độ mặn lớn hơn 40‰ ,ngao và hầu hết các loài động vật thân mềm sống ở biển cho phép độmặn trong máu của chúng thay đổi theo độ mặn của môi trường bên ngoài, nhưng chúng vẫn cần phải giữ cho nồng độ của các ion bên trong tế bào ổn định, để duy trì sự hoạt động của các enzym. Khi độ mặn của môi trường giảm, độ mặn của máu sẽ thấp hơn của các tế bào sẽ gây ra các tế bào bị sưng tấy và nước sẽ pha loãng các ion trong tế bào, làm gián đoạn hoạt động của các enzym chuyển hóa. Ngược lại, khi độ mặn của môi trường tăng lên, độ mặn của máu sẽ lớn hơn của các tế bào, các tế bào sẽ co lại, các ion trong tế bào trở nên đậm đặc hơn và chức năng enzyme sẽ bị phá vỡ.
Bãi nuôi ngao thường nằm cạnh các cửa sông lớn, nên môi trường nuôi, đặc biệt là độ mặn có sự biến động rất lớn, do tác động của thủy triều và của nguồn nước ngọt từ nội địa, đặc biệt vào mừa mưa lũ từ tháng 4 – 11 dương lịch. Thủy triều thấp, khi nước mặn chưa xâm nhập vào sâu trong bãi nuôi, độ mặn đo được thường có giá trị thấp. Ngược lại thời khi thủy triều lên cao, độ mặn có giá trị cao
Độ pH
Độ pH của nước  ảnh hưởng đến sự  phát triển của trứng, sinh sản và khả năng hấp thụ ôxy của sinh vật. Trong số các hệ thống thủy vực: nước ngọt, cửa sông và biển khơi, độ pH có sự thay đổi tự nhiên và các sinh vật đã thích nghi với sự biến đổi tự nhiên đó. Độ pH của nước biển ổn định nhất, dao động trong khoảng từ 7,5 đến 8,5. pH có thể dao động đáng kể giữa ngày và đêm,  kết hợp với tảo nở hoa  pH có thể ảnh hưởng đến các chu trình hóa học và cân bằng ion của các hợp chất trong môi trường nước.
Khí độc Amoniac (NH3)
Ammonia  được sinh ra khi có hiện tượng ngao chết hàng loạt .Ngao chết hàng loạt thường xảy ra vào những tháng mùa hè, khi có dòng chảy từ sông đổ ra biển, hàm lượng ôxy hòa tan ở mức thấp và nhiệt độ thường rất cao, làm gia tăng hàm lượng NH3 trong môi trường nước, khi tốc độ dòng chảy thấp NH3 có thể tồn tại trong nước một thời gian dài. Hàm lượng ôxy hòa tan thấp có thể làm gia tăng độc tính của NH3 được giải phóng ra từ ngao chết. Phân hủy các chất hữu cơ không phải là nguồn duy nhất tạo thành amoniac trong các hệ thống nuôi thuỷ sản. Từ phân bón trong sản xuất nông nghiệp; phân thải của gia súc, gia cầm và các cơ sở chế biến thực  phẩm cũng đóng góp hàm. lượng NH3 vào môi trường
Nitrite (NO2-)
Nitrite là sản phẩm trung gian trong quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa đạm. Trong điều kiện môi trường có ôxy hòa tan phong phú, hàm lượng nitrate thường cao và nitrite thường thấp. Nitrite cao phản ánh tình trạng môi trường nước nước xấu, thiếu oxy và nhiễm bẩn, nitrite là yếu tố gây độc với động vật thủy sản. Các vùng nuôi ngao đều chịu tác động trực tiếp bởi nguồn nước thải từ nội địa đổ ra biển, như nước thải của các vùng sản xuất nông nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.
Khí độc Hydro sulfide (H2S)
Sunfide  thường có mặt trong môi trường nước ở điều kiện yếm khí. Dạng không ion hóa, H2S (hydrogen sulfide) có tính độc cao đối với động vật thủy sản.H2S ảnh hưởng đến sự tồn tại và tốc độ tăng trưởng của các loài hai mảnh vỏ , khi nồng độ của nó đạt đến mức độ độc hại. Điều này thường xảy ra trong những tháng mùa hè khi nhiệt độ nước cao hoặc nồng độ chất hữu cơ cao.
Trầm tích (đáy bãi nuôi ngao)
Trầm tích dường như là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phân bố của ấu trùng ngao.  Đặc điểm nền đáy rất quan trọng đối với sự phân bố, phát triển của ấu trùng ngao  và ngao trưởng thành. Chúng thích nền đáy có cát bao phủ phía trên tầng đáy bùn. Ngao có khả năng sống trong một vài dạng của trầm tích như đáy cát hoặc bùn kết hợp với đá, sỏi nhỏ hoặc vỏ nhuyễn thể
Ngao thích sống trong môi trường trầm tích có đáy là cát - bùn (cát – thịt) hơn trong trầm tích bùn. Chúng có thể sống trong các dạng của trầm tích như, cát hoặc bùn kết hợp với đá, sỏi nhỏ hoặc vỏ nhuyễn thể. Vùng bãi triều có nền đáy cát – thịt  nuôi ngao sẽ tốt hơn vùng bãi triều có nền đáy cát.
Nền đáy có tỷ lệ cát cao, thường không tơi xốp, đáy bị lèn chặt do sự sa lắng, ảnh hưởng tới sự vận động của ngao. Hơn nữa đáy cát sẽ bị tác động của nhiệt độ (năng lượng mặt trời) làm cho nền đáy bị khô nóng hơn vùng bãi nuôi có nền đáy cát – thịt, ảnh hưởng xấu tới ngao nuôi. Theo kinh nghiệm của người nuôi thường những bãi triều có nền đáy mềm khi đi trên mặt bãi thụt khoảng nửa bàn chân .
       Tảo độc: Sự có mặt của tảo độc hại trong các thủy vực gây những ảnh hưởng bất lợi trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều sinh vật khác. Bên cạnh đó, sự tồn tại của các loài tảo gây hại đã làm tổn hại đến sức khỏe, đời sống, kinh tế của con người.

Đoàn Huy Phương -Chi cục Chăn nuôi và Thú y

 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3695027
Số người trực tuyến:286
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn