TRỒNG TRỌT - BẢO VỆ THỰC VẬT

+A =A -A

Bước đầu thành công từ mô hình nuôi chạch Sụn

Thứ Sáu, Ngày 19/04/2019
Với diện tích 04 ha từ ruộng đất trũng, những năm trước đây ông Tống Đức Thân ở thôn Lũ Phong, xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, Ninh Bình chủ yếu nuôi cá truyền thống nhưng hiệu quả không cao, đầu ra bấp bênh.

Sau một thời gian tìm hiểu được biết chạch sụn đang được người tiêu dùng ưa chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông tìm đến huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) và  huyện Yên Mô (Ninh Bình) là các địa phương có nhiều hộ nuôi cá chạch sụn thành công theo hình thức nuôi công nghiệp trong ao. Đến tháng 9 năm 2018, ông quyết tâm nuôi thử tại địa phương với diện tích là 1,48 ha trong đó gồm 2 ao nuôi mỗi ao có diện tích là 0,24ha và ao chứa là 1ha, mật độ nuôi 30con/m2. Kích cỡ con giống thả nuôi khoảng 2g/con, sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm cao từ 30-40%.
Qua quá trình theo dõi, ông Thân cho biết cá chạch sụn có nhiều ưu điểm như: tăng trọng nhanh, chu kỳ nuôi ngắn (3-4 tháng/lứa), sức đề kháng cao, ít xuất hiện bệnh tật, thịt cá thơm, ngon, bổ dưỡng, giá bán cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi (thương lái đặt hàng mua số lượng lớn) nên hiệu quả kinh tế cao. Nhờ nuôi đúng quy trình kỹ thuật và có sự đầu tư chăm sóc tốt nên trong trong vụ nuôi đầu tiên cá chạch sụn tăng trưởng ổn định và đạt năng suất cao vượt trội. Sau 4 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng trung bình 50 gram/con (20 con/kg). Tỷ lệ nuôi sống đạt 77% (lượng cá giống thất thoát không phải do bị bệnh mà chủ yếu là do vận chuyển đường xa cá bị chết, giai đoạn cá nhỏ bị hao hụt và bị chim, cò ăn trong quá trình nuôi). Sản lượng cá thu hoạch đạt 5,5 tấn, doanh thu 430 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí 120 triệu đồng gồm mua giống, thức ăn công nghiệp, thuốc thú y thủy sản... ông thu được 310 triệu đồng/1,48 ha/4 tháng nuôi (chưa trừ chi phí công lao động).
Do đặc tính ăn nổi, phàm ăn nên trong quá trình nuôi chạch sụn ông Thân luôn chú ý cho ăn đúng giờ, nếu thấy cá có biểu hiện ăn kém thì phải kiểm tra ngay, xem xét tìm nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời. Ngoài ra, ông còn chú ý lượng thức ăn phù hợp vào từng giai đoạn sinh trưởng của cá, tránh thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Trong quá trình nuôi ông cũng gặp không ít khó khăn như: Nguồn nước không chủ động nên ông phải thiết kế 01 ao lắng để dự trữ nước, nước lấy từ kênh cấp 1 của xã được đưa vào ao lắng trước khi dẫn vào ao nuôi; Giai đoạn cá nhỏ bị hao hụt tỷ lệ sống mặc dù ông đã chú trọng làm tốt khâu cải tạo ao trước khi thả giống, tránh cá tạp, cá dữ xâm nhập vào ao.
Năm 2019, gia đình ông mở rộng diện tích nuôi cá chạch sụn lên 04 ha, đồng thời cung ứng giống cho một số hộ nuôi tại địa phương có nhu cầu nuôi thử nghiệm. Trong thời gian tới ông mong muốn nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc hoàn thiện hệ thống kênh mương để có thể chủ động nguồn nước, mở rộng diện tích mô hình.
Giá trị kinh tế khá cao, được thị trường ưa chuộng, mô hình nuôi cá chạch sụn theo phương pháp công nghiệp của ông Thân mở ra hướng phát triển đối tượng nuôi mới cho các hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển./.

Nguyễn Thị Hương   


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687329
Số người trực tuyến:16
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn