CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Phòng tránh ô nhiễm môi trường và tái bùng phát bệnh dịch tả lợn châu phi

Thứ Tư, Ngày 03/07/2019
Hiện nay, dịch tả lợn Châu phi đã xảy ra ở 8/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, buộc tiêu huỷ trên 70.000 con lợn, tương đương gần 4.000 tấn lợn.

Chuẩn bị hố chôn lấp lợn tại xã Gia Hưng huyện Gia Viễn

 

Người dân cần thực hiện tốt việc xử lý môi trường để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí và tái bùng phát dịch bệnh trong thời gian tiếp theo.
Hộ chăn nuôi cần tăng cường sát trùng chuồng trại cả bên trong và bên ngoài chuồng trại, lối đi vào trại, nơi cân xe, khu vực xung quanh trạị, khu xử lý lợn chết.Khi phát hiện lợn bị dịch bệnh tại các khu vực chuồng trại chăn nuôi, người chăn nuôi cần nhanh chóng thực hiện các biện pháp thu gom lợn và sản phẩm đang lưu giữ trong khu vực chuồng nuôi để tiêu hủy, làm vệ sinh toàn bộ khu vực chuồng trại chăn nuôi và môi trường xung quanh;rắc vôi bột, phun thuốc khử trùnglên toàn bộ khu vực chuồng nuôi, nơi chứa chất thải, rác thải chăn nuôi, chất độn chuồng, dụng cụ thải bỏ… để xử lý trong khuôn viên trang trại, Người chăn nuôi tuyệt đối không vứt xác lợn chết và các vật dụng thải bỏ của khu chuồng nuôi lợn bị bệnh ra ngoài sông, suối, ao, hồ, kênh, mươngbởi khi đó việc kiểm soát dịch tả lợn Châu phi sẽ khó hơn gấp nhiều lần và không thể thanh toán dịch.


Để thực hiện việc tiêu độc, khử trùng đạt hiệu quả cao, vôi bôt, thuốc sát trùng cần đượcrắc, phun lên toàn bộ bề mặt nền, tường, máng ăn, máng uống, trần, mái chuồng trại, các thiết bị, dụng cụ sử dụng trong chuồng trại, phương tiện vận chuyển hoặc trung chuyển.Thuốc sát trùng cần được phun bảo đảm làm ướt toàn bộ bề mặt vật được sát trùng và phun thuốc theo chiều từ cao xuống thấp, thời gian để tiếp xúc ít nhất là 24 giờ, sau 24 giờ thực hiện tiêu độc khử trùng lại. Người phun thuốc phải được trang bị bảo hộ lao động và lựa chọn hướng gió để tránh lượng thuốc tiếp xúc trực tiếp.Xử lý môi trường khu vực xung quanh chuồng trại bị dịch (trong vòng 100m từ hàng rào khu chăn nuôi). Môi trường khu vực xung quanh chuồng trại phải được phát quang, thu gom phân, rác và các phế thải khác để tiêu hủy, sau đó rắc vôi bột, phun thuốc sát trùng. Nguồn nước thải, nước rửa của các khu chuồng trại phải được thu gom, cô lập để xử lý qua hệ thống xử lý nước thải và khử trùng trước khi chảy vào hệ thống thoát nước chung. Nếu phát hiện ô nhiễm nguồn nước, cần báo cáo ngay với chính quyền địa phương và cảnh báo cho người dân để có biện pháp xử lý kịp thời.

 

Chỉ đạo tiêu huỷ lợn tại Xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn

 

Khi thực hiệntiêu huỷ lợnvà sản phẩm lợn bệnh dịch tả lợn Châu phi bắt buộc phải thực hiện đúng quy trình hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Khichôn lấp lợn bị dịch bệnh, khu vực hố chôn lấp phải xa nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật, tối thiểu 30m.Trước khi tiêu hủy phải làm chết động vật, không được chôn sống; hạn chế tối đa vận chuyển lợn bệnh ra khỏi ổ dịch, ưu tiên phương án tối ưu là tiêu huỷ tại chỗ, thực hiện tiêu hủy càng sớm càng tốt (trong vòng 24 giờ khi phát hiện lợn bị dịch bệnh).

Trong trường hợp xảy ra dịch lớn, số lượng lợn bệnh nhiều, không chôn lấp tại ổ dịch mà phải vận chuyển ra khỏi vùng dịch cần thực hiện đúng theo yêu cầu vệ sinh thú y. Khi di chuyển lợn dịch để chôn lấp, xác lợn được xếp vào xe, phun thuốc sát trùng (chlorine hoặc Hanlusep BGF, glutaraldehyde…).Xe chở xác lợn cần có sàn kín, không để lợn, và các chất thải rơi vãi trên đường vận chuyển; quá trình di chuyển phải có sự giám sát của chính quyền địa phương. Hố chôn lấp phải được lót vật liệu chống thấm ở đáy và xung quanh thành hố, để giảm tác động từ hố chôn tới môi trường xung quanh. Khi thực hiện chôn lấp lợn bị dịch bệnh cần sử dụng đủ lượng thuốc sát trùng, vôi bột cần thiếttheo yêu cầu của cơ quan chuyên môn để đảm bảongăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh và ô nhiễm môi trường. Khu vực chôn lấp lợn bị dịch bệnh phảo có biển cảnh báo người ra vào khu vực.

Chính quyền địa phương cần cửcán bộ thường xuyên theo dõi, giám sát, cảnh báo và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp xuất hiện ô nhiễm mùi, nguồn nước, ô nhiễm đất quanh khu vực hố chôn lấp lợn tiêu huỷ, không để ô nhiễm ảnh hưởng tới địa bàn dân cư xung quanh và môi trường chung.Nếu có hiện tượng nước chảy tràn hoặc rò rỉ dịch từ hố chôn lấp lợn, cần nhanh chóng đào rãnh thoát để thu gom nước về một nơi để cô lập, xử lý, không để ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và đất khu vực xung quanh. Nếu hố có hiện tượng ô nhiễm mùi, thực hiện ngay việc đắp thêm bờ đất bao xung quanh hố, rắc thêm vôi bột, phun chất khử trùng, đắp them đất phủ lên bề mặt với độ dày tối thiểu 50cm. Trong trường hợp xử lý mà vẫn phát hiện thấy dấu hiệu ô nhiễm, cần báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để tìm biện pháp xử lý thích hợp, triệt để.


Đây là bệnh chưa cóchưa có vacxin an toàn và hiệu quả để ngăn chặn bệnh và không có phương pháp điều trị bệnh đặc hiệu. Vì vậy trong trường hợp dịch xảy ra trên địa bàn, mọi người dân cần chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương thực hiện tốt 4 tại chỗ để tổ chức khống chế và dập tắt ổ dịch, góp phần chủ động, giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường do Dịch tả lợn châu phi gây ra.

Mọi người dân cần thường xuyên, chủ động dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, phát quang cây cỏ xung quanh nhà, chuồng nuôi; quét dọn, thu gom phân thải về hầm biogas đẻ xử lý; thu gom phân và chất độn chuồng trại chăn nuôi về khu vực lưu giữ, ủ phân, đảm bảo thời gian ủ tối thiểu 30-40 ngày, tuyệt đối không sử dụng phân tươi trực tiếp để bón cho cây trồng; rải vôi bột xung quanh chuồng trại và những nơi ẩm thấp.Đối với người chăn nuôi, định kỳ phun hoá chất tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu vực chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi, máy móc và phương tiện vận chuyển. Đặc biệt, bà con chỉ được phép tái đàn chăn nuôi lợn khi có sự đồng ý, khuyến cáo của cơ quan thú y và chức năng địa phương, tuyệt đối không được tự ý chăn nuôi lợn khi chưa có sự hướng dẫn của cơ quan thú y để tránh bùng phát dich bệnh trở lại

 

             

           Nguyễn Thị Dịu


Trung tâm Khuyến nông tỉnh Ninh Bình


 

 


 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3670818
Số người trực tuyến:20
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn