THUỶ SẢN

+A =A -A

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc, hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

Thứ Tư, Ngày 03/07/2019

Hiện nay hình thức nuôi thủy sản bán thâm canh, thâm canh đang được nhiều hộ nuôi thủy sản trên địa tỉnh Ninh Bình lựa chọn đầu tư phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên diện tích canh tác. Thành công của các mô hình bước đầu đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế nông nghiệp tỉnh nhà.


Tuy nhiên hiện nay vẫn có một số cơ sở nuôi chưa tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc, hóa chất trong xử lý môi trường và phòng trị bệnh, gây ảnh hưởng đến môi trường vùng nuôi, chất lượng thực phẩm thủy sản và sức khỏe con người. Do vậy khi sử dụng thuốc, hóa chất để xử lý, các cơ sở nuôi thủy sản cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng thuốc nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam. Tuyệt đối không dùng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thủy sản.


- Liều lượng, thời gian sử dụng phải tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phải ngừng sử dụng thuốc, hóa chất một thời gian trước khi thu hoạch để tránh dư lượng thuốc, hóa chất trong sản phẩm thủy sản nuôi. Thời gian ngừng được thực hiện theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.


- Khi điều trị bệnh cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cho thủy sản để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Nên sử dụng thuốc, hóa chất vào buổi sáng, khi nhiệt độ thấp, tuy nhiên cần đảm bảo hàm lượng oxy trong ao nuôi. Thời điểm thích hợp nhất là khoảng 7 - 8 giờ sáng. Trong quá trình điều trị luôn quan sát hoạt động của thủy sản để có thể xử lý nhanh khi cần thiết. Khi có biểu hiện như bơi lội mạnh bất thường, nổi đầu, lờ đờ, lật ngửa bụng cần ngừng ngay việc sử dụng thuốc, hóa chất và áp dụng các biện pháp can thiệp để tránh thiệt hại.


- Không sử dụng thuốc, hóa chất hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không sử dụng cùng lúc hoá chất sát trùng và chế phẩm sinh học. Thuốc, hóa chất phải được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách biệt với dầu máy và thức ăn. Các loại hóa chất đã mở bao, gói nếu dùng chưa hết phải được buộc chặt, tránh để thuốc, hóa chất bị ẩm làm giảm chất lượng và khó xác định nồng độ khi sử dụng.


- Sau khi dùng hóa chất nên cải thiện môi trường ao nuôi bằng cách cấp thêm nước mới hoặc sử dụng chế phẩm sinh học để bổ sung các vi sinh vật có lợi nhằm ổn định môi trường nuôi. Khi sử dụng thuốc, hóa chất phải ghi chép và lưu thông tin về sản phẩm sử dụng nhằm có được kinh nghiệm trong các đợt nuôi tiếp theo, đồng thời giúp cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nếu sử dụng phải sản phẩm giả, kém chất lượng.


Để ngành thủy sản tiếp tục phát triển bền vững, các cơ sở sản xuất thủy sản cần thực hiện tốt các lưu ý trên về sử dụng thuốc, hóa chất, đảm bảo an toàn môi trường vùng nuôi, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cộng đồng./.

 

 

 

     Người viết



Phan Thị Quyên


 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3692696
Số người trực tuyến:14
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn