TIN HOẠT ĐỘNG SỞ

+A =A -A

Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm Phương hướng, nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2019

Thứ Tư, Ngày 14/08/2019
Trong 6 tháng đầu năm 2019 dưới sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo, sự quyết tâm của ngành nông nghiệp, sự vào cuộc của các doanh nghiệp, sự nỗ lực của người nông dân, thêm vào đó là điều kiện thời tiết thuận lợi cho sản xuất. Ngành nông nghiệp đã đạt được những kết quả khá toàn diện:

Tài liệu đính kèm: Tải về


    I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THAM MƯU, CHỈ ĐẠO
1. Công tác tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND về phát triển sản xuất nông nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng các quy định, nghị quyết, cơ chế chính sách và yêu cầu thực tế sản xuất, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành 34 văn bản thực hiện nghị quyết và chỉ đạo sản xuất phát triển nông nghiệp, nông thôn thuộc lĩnh vực quản lý. Điển hình là tham mưu cho UBND tỉnh các văn bản tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và các cơ chế chính sách hỗ trợ.
(có phụ lục kèm theo).
    2. Công tác chỉ đạo, điều hành của Sở
    Tập thể lãnh đạo Sở tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, đưa ra những giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ phát triển ngành ngay từ khâu xây dựng chương trình công tác năm. Xác định những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm và giao cho các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng.
    Chủ động trong chỉ đạo tổ chức sản xuất nông, lâm, thủy sản, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Công tác quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm ngày càng chặt chẽ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 140 của Tỉnh ủy; chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh theo hướng thực chất, gắn với phát triển sản xuất,…
Tổ chức thành công hội nghị tọa đàm với Câu lạc bộ doanh nhân sáng tạo khởi nghiệp nông nghiệp tỉnh Ninh Bình; phối hợp với Tập đoàn ORGEN tổ chức hội thảo nông nghiệp hữu cơ; hội nghị triển khai Đề án Mỗi vùng có sản phẩm đặc trưng, chất lượng, an toàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018- 2020 thuộc chương trình Quốc gia OCOP và hội nghị đánh giá sơ kết chương trình phối hợp năm 2018 giữa Sở với Liên minh HTX tỉnh;…
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm (Theo giá so sánh năm 2010) đạt tỷ đồng, tăng % so với cùng kỳ 2018. Trong đó:
- Nông nghiệp tỷ đồng, tăng % so với cùng kỳ năm 2018;
- Lâm nghiệp: tỷ đồng, tăng % so với cùng kỳ năm 2018;
- Thủy sản tỷ đồng, tăng % so so với cùng kỳ năm 2018;
- Tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh khu vực nông thôn đạt 94,7%.
- Sản lượng lương thực có hạt nghìn tấn, tăng nghìn tấn so với cùng kỳ năm 2018, đạt % kế hoạch năm 2019. Trong đó sản lượng thóc đạt nghìn tấn, tăng tấn so cùng kỳ năm 2018, đạt % kế hoạch năm 2019.
    II. KẾT QUẢ TRÊN TỪNG LĨNH VỰC
1. Trồng trọt

Giá trị sản xuất trồng trọt ước đạt tỷ đồng, tăng % so cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân do sản lượng lúa, ngô, lúa chất lượng cao tăng; giá trị cây đào và sắn dây trước đây chưa tính vào giá trị sản xuất trồng trọt.
Tổng diện tích gieo trồng đạt nghìn ha, giảm % (- ha) so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân diện tích lúa giảm do chuyển sang sản xuất các loại cây, con có giá trị kinh tế cao hơn, làm đường giao thông, trả mặt bằng xây dựng các công trình phúc lợi, khu công nghiệp, công trình thủy lợi, giao thông nội đồng...)
Vụ đông xuân 2018 - 2019 thời tiết ấm, thuận lợi cho việc gieo cấy và sinh trưởng phát triển của cây trồng. Sâu bệnh hại ở mức độ và quy mô thấp, một số diện tích bị nhiễm nặng đã được chỉ đạo phòng trừ kịp thời. Là vụ được đánh giá được mùa toàn diện. Cụ thể:
- Cây lúa: Diện tích lúa đạt nghìn ha, giảm ha so với cùng kỳ năm 2018, tăng 597,4 ha so kế hoạch. Trong đó, diện tích lúa cấy 20,7 nghìn ha, chiếm 51% diện tích gieo cấy. Cơ cấu giống lúa: lúa lai nghìn ha, chiếm %, giảm ha ; lúa thuần nghìn ha, chiếm %, tăng ha so với cùng kỳ năm 2018. Lúa chất lượng cao ha, chiếm .% tổng diện tích, tăng . ha so với cùng kỳ năm 2018. Năng suất lúa bình quân ước đạt 66,82 tạ/ha, sản lượng ước đạt nghìn tấn, tăng ấn so cùng kỳ năm 2018.
- Cây ngô: diện tích nghìn ha, tăng % (+ha) so cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 37,32 tạ/ha, sản lượng ước đạt nghìn tấn, tăng tấn so với cùng kỳ năm 2018.
- Cây khoai lang: diện tích nghìn ha, giảm % (ha) so cùng kỳ năm trước; năng suất ước đạt 87,64 tạ/ha; sản lượng ước đạt nghìn tấn, giảm tấn so với cùng kỳ năm 2018
- Rau đậu các loại: diện tích trên nghìn ha, giảm % (-. ha) so với cùng kỳ năm 2018, đạt % kế hoạch năm; Sản lượng rau ước đạt 140,5 nghìn tấn, tăng 4.254 tấn so với cùng kỳ năm 2018 do năng suất bình quân tăng cao.
- Cây công nghiệp hàng năm: Diện tích cây công nghiệp đạt nghìn ha, tăng % (+ha) so với cùng kỳ năm 2018, đạt % kế hoạch năm. Trong đó cây lạc .nghìn ha, sản lượng nghìn tấn.
- Cây sắn dây: 203,4 ha; năng suất 280 tạ/ha; sản lượng 5.695,2 tấn.
- Diện tích cây công nghiệp lâu năm (chè): Tổng diện tích chè hiện có là 448,4 ha, bao gồm: chè búp 7,6 ha; chè hái lá 440,8 ha. Diện tích chè cho thu hoạch ha, tăng  ha so cùng kỳ năm 2018; sản lượng ước đạt tấn, trong đó chè búp 16,1 tấn.
- Cây ăn quả lâu năm: Diện tích nghìn ha, tăng ha so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó: tổng diện tích dứa hiện gần 3 nghìn ha; diện tích dứa cho sản phẩm nghìn ha, giảm ha so cùng kỳ năm 2018, đạt % kế hoạch năm. Sản lượng tấn, tăng tấn so cùng kỳ năm 2018, đạt % kế hoạch năm.
- Hoa, cây cảnh: diện tích .256,8 ha, gồm 79,3 ha hoa các loại và 177,5 ha cây cảnh lâu năm.
- Cây đào: diện tích 249,9 ha (trong đó đào phai Tam Điệp 178 ha), cho sản phẩm trên 150 nghìn cây/cành.
Thực hiện tốt công tác điều tra, dự tính, dự báo sát, đúng, kịp thời các đối tượng dịch hại trên cây trồng. Ban hành 10 thông báo, đồng thời hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh, chuột hại thông qua các chuyên mục phát thanh, truyền hình. Giám định mẫu rầy, mẫu lúa để quản lý bệnh lùn sọc đen phương Nam. Cấp 2,42 tấn thuốc Cat 0,25 WP hỗ trợ kịp thời cho các huyện, thành phố tổ chức diệt chuột tập trung. Bắt và diệt được 246,3 nghìn chuột, 43,7 tấn ốc bươu vàng bằng biện pháp thủ công. Sử dụng 4,92 tấn thuốc hóa học diệt chuột.
Chuyển đổi 209,6 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản (116,1 ha), sang trồng cây khác kết hợp nuôi thủy sản (93,5 ha).
2. Chăn nuôi:
Trong những tháng đầu năm mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh LMLM nhưng chăn nuôi vẫn phát triển, giá cả các sản phẩm chăn nuôi trong dịp tết nguyên đán ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi, giá cả thịt lợn hơi có nhiều biến động, người chăn nuôi gặp nhiều khó khăn trong phòng chống dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm.
- Ước tổng đàn gia súc, gia cầm: Tổng đàn trâu, bò ước nghìn con, tương đương cùng kỳ năm 2018. Trong đó đàn bò nghìn con, tăng %; đàn gia cầm gần triệu con, tăng %. Riêng đối với đàn lợn, kết quả rà soát mới nhất từ các huyện, thành phố phục vụ công tác xây dựng phương án tiêu hủy lợn bắt buộc, tổng đàn gần 375,7 nghìn con, bao gồm cả lợn con theo mẹ. Dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện tại Ninh Bình từ đầu tháng 3/2019. Sở đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, tham mưu cho UBND tỉnh, BCĐ triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều phương án, biện pháp phòng chống. Tuy nhiên đến nay dịch vẫn diễn biến phức tạp. Tính đến ngày 30/6/2019 dịch bệnh xuất hiện tại 895 thôn/138 xã, phường, thị trấn của 8 huyện, thành phố; đã tiêu hủy bắt buộc 75,68 nghìn con, tương đương 4,33 nghìn tấn; có 7 xã đã công bố hết dịch, dịch bệnh đang diễn ra tại 131 xã. Dự báo trong thời gian tới, dịch bệnh sẽ còn diễn biến rất phức tạp, số lợn tiêu hủy sẽ còn tăng nhanh. Sở đã tham mưu cho BCĐ cấp tỉnh về phòng, chống bệnh DTLCP ban hành Phương án số 40/PA-BCĐ về phương án tiêu hủy đàn lợn mắc bệnh, trong đó đã tính đến trường hợp phải tiêu hủy bắt buộc toàn bộ đàn lợn của tỉnh với tổng trọng lượng ước tính trên 26 nghìn tấn, đồng thời cần thiết phải giải phóng mặt bằng để lấy quỹ đất tiêu hủy lợn đảm bảo môi trường theo quy định; Do đây là bệnh mới lần đầu xâm nhiễm vào nước ta, thế giới chưa có vắc xin phòng bệnh, không có thuốc điều trị, mức độ lây lan nhanh, phức tạp nên không thể dự đoán được tỷ lệ chết, lợn đã bị bệnh, nghi mắc bệnh phải tiêu hủy bắt buộc.
Giá trị sản xuất chăn nuôi ước đạt tỷ đồng, giảm % so cùng kỳ năm 2018.
- Do tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp nên sản lượng thịt hơi giảm mạnh. Ước tính sản lượng thịt hơi 26,4 nghìn tấn, bằng 86,5% cùng kỳ năm 2018; trong đó thịt lợn hơi ước 18 nghìn tấn, bằng 75,2% cùng kỳ năm 2018. Sản lượng trứng 59,1 triệu quả, tăng 0,8 triệu quả so với cùng kỳ năm 2018.
- Theo kế hoạch tiêm phòng đợt I vụ Xuân Hè, thời gian tiêm phòng từ 15/3 -30/4 nhưng do tình hình bệnh DTLCP diễn biến phức tạp nên các địa phương chưa thể tập trung hoàn thành công tác tiêm phòng. Tính đến ngày 28/6/2019 có 5 huyện, thành phố là Kim Sơn, Hoa Lư, Gia Viễn, Yên Khánh, TP Ninh Bình kết thúc tiêm phòng. Kết quả:
+ Vắc xin cúm gia cầm: trên 1,43 triệu con, tương đương 2,57 triệu liều vắc xin, đạt 98,6% kế hoạch.
+ Văc xin tiêm đàn trâu, bò: vắc xin LMLM trâu, bò 26.190 con, đạt 81,4% kế hoạch; vắc xin tụ huyết trùng 1.780 con.
+ Văc xin tiêm đàn lợn: Vắc xin dịch tả lợn 111.573 con, đạt 83% kế hoạch; vắc xin LMLM 32.707 con.
+ Văc xin phòng bệnh dại chó: 27.894 con, đạt 74% kế hoạch.
- Đã cấp trên 42.000 lít hóa chất cho 8 huyện, thành phố, để tổ chức phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
- Cấp 1.593 giấy kiểm dịch. Trong đó 954 giấy kiểm dịch gia súc, 474 giấy kiểm dịch gia cầm, 122 giấy kiểm dịch sản phẩm ngoài tỉnh và 43 giấy kiểm dịch thủy sản. Cấp 32 chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc thú y, 15 chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc thú y, 15 giấy chứng nhận vệ sinh thú y, 28 giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.
3. Thủy sản
Giá trị sản xuất thủy sản ước đạt tỷ đồng, tăng % so cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân do giá trị nuôi trồng, khai thác, dịch vụ đều tăng, giá trị sản xuất giống thủy sản các năm trước chưa được tính vào giá trị sản xuất thủy sản.
Diện tích nuôi trồng thủy sản gần nghìn ha, tăng % so cùng kỳ năm 2018, đạt % so kế hoạch cả năm. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt nghìn tấn, tăng %, đạt % kế hoạch cả năm. Trong đó: Nuôi trồng nghìn tấn, Khai thác: nghìn tấn.
Sản xuất được 41,2 triệu cá bột. Ương cá bột lên cá hương 5,53 triệu con; ương san cá giống gần 7,7 triệu con (trong đó các tổ hợp tác thủy sản lưu giữ giống qua đông cung cấp 6,5 triệu cá giống). Giống cá các loại cung ứng cho người nuôi có chất lượng tốt. Các trại giống thủy sản nước lợ sản xuất được 30 tỷ ngao giống, 2,2 triệu giống cua xanh, 427 triệu hàu giống.
Diện tích thả giống thủy sản nội đồng ước đạt 7,68 nghìn ha với 64,5 triệu con các loại. Bên cạnh các đối tượng nuôi truyền thống còn có các đối tượng có giá trị kinh tế cao như trắm đen, chép lai, cá quả, ba ba, ếch,… được ưu tiên đưa vào nuôi ở vùng sản xuất tập trung thâm canh, bán thâm canh. Diện tích nuôi mặn lợ vụ 1 đạt 3,32 nghìn ha với các đối tượng chính là tôm sú, tôm thẻ chân trắng và ngao.
Tăng cường kiểm tra chất lượng con giống. Thu và phân tích 2,1 nghìn mẫu nước, quan trắc các yếu tố phục vụ cảnh báo môi trường vùng nuôi. Nhìn chung môi trường ao nuôi ổn định. Tuy nhiên đầu tháng 5 do ảnh hưởng của không khí lạnh và nắng nóng đầu vụ làm môi trường nuôi biến động mạnh xuất hiện cá chết tại các huyện Yên Khánh, Yên Mô và TP. Tam Điệp. Sở đã cử cán bộ chuyên môn phối hợp với địa phương hướng dẫn xử lý, nhanh chóng ổn định sản xuất.
Tổ chức đánh giá tình hình khai thác 6 tháng đầu năm của đội tàu đóng theo Nghị định 67; thẩm định hỗ trợ bảo hiểm; triển khai mô hình lưới rê hỗn hợp trên tàu khai thác xa bờ.
Triển khai chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản năm 2019; chương trình quản lý hoạt động khai thác thủy sản và tổ chức lại sản xuất trong khai thác hải sản; Tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản kỷ niệm 60 năm thành lập ngành thủy sản; cấp 45 sổ nhật ký khai thác, hướng dẫn đánh dấu 05 tàu cá thực hiện Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT và Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT.
4. Lâm nghiệp
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng như Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản,… Công tác tuần tra, kiểm tra rừng được tăng cường, nhất là đối với rừng trồng phòng hộ, đặc dụng, các khu vực trọng điểm cháy rừng, phá rừng; theo dõi diễn biến thời tiết để kịp thời thông tin cấp dự báo cháy rừng đến các địa phương và chủ rừng. Thống nhất với Chi cục Kiểm lâm vùng II kế hoạch phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản. Tiếp tục thực hiện quyết định quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng đến năm 2020 của UBND tỉnh; phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất quy hoạch phát triển rừng tỉnh Ninh Bình năm 2018; hoàn thiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đặc dụng.
Hướng dẫn UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức tết trồng cây; cử cán bộ tham gia lễ phát động tết trồng cây tại các địa phương; tham mưu UBND tỉnh giao và phê duyệt thiết kế dự toán 100 ha rừng thay thế cho các địa phương năm 2019; hoàn thiện Đề án cho thuê dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình; triển khai thực hiện dự án cắm mốc giới rừng cho các khu rừng phòng hộ; ban hành quyết định mở cửa rừng khai thác tận thu cây chết ở 02 ha rừng phòng hộ (thông nhựa); thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng thay thế năm 2019. Tiếp tục vận động nhân dân, chủ rừng trồng lại sau khai thác và trồng cây phân tán.
Kết quả, toàn tỉnh đã trồng được nghìn cây phân tán các loại, giảm % so với cùng kỳ năm 2018. Trồng rừng sản xuất: ha, tăng % so với cùng kỳ năm 2018, đạt % kế hoạch năm. Bảo vệ rừng: ha, đạt % kế hoạch; Khoanh nuôi tái sinh rừng: ha, đạt % kế hoạch; Chăm sóc rừng trồng ha, đạt kế hoạch.
Xảy ra 03 vụ cháy, tổng diện tích thiệt hại 11.343 m2 , trong đó rừng phòng hộ 4.350 m2, rừng đặc dụng 6.993 m2. Loài cây thiệt hại là cây bụi lau, lách, dây leo.
5. Công tác thuỷ lợi, phòng chống lụt bão:
Phối hợp với các huyện, thành phố và công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị làm dịch vụ tưới tiêu nước chủ động lấy nước theo đúng lịch xả của Bộ Nông nghiệp, đảm bảo đủ nước cho toàn bộ diện tích gieo trồng vụ Đông xuân 2018 - 2019. Kịp thời sửa chữa đảm bảo 100% công trình thủy lợi hoạt động tốt. Toàn tỉnh đã làm được 860.010 m3 thủy lợi nội đồng, đạt 100% kế hoạch. Kiên cố hóa kênh mương 17,4/48,7 km, đạt 38,8% kế hoạch. Lập phương án chống úng năm 2019.
Công tác phòng chống lụt bão được triển khai sớm. Tham mưu cho UBND tỉnh kiện toàn Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh năm 2019; thành lập các tiểu ban và phân công các thành viên phụ trách địa bàn, quy định chế độ trực ban phòng chống thiên tai; ban hành các phương án phục vụ PCTT&TKCN. Trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch và hướng dẫn công tác thu quỹ PCTT năm 2019.
Thường xuyên kiểm tra, cập nhật lý lịch đê, kè, cống, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm. Hoàn thành đánh giá hiện trạng công trình đê điều, xác định trọng điểm và phương án hộ đê năm 2019. Tính đến 25/5 không có vi phạm mới phát sinh.
6. Chương trình xây dựng nông thôn mới và phát triển nông thôn:
6.1. Xây dựng Nông thôn mới:
Công tác xây dựng NTM tiếp tục được đẩy mạnh. Từ đầu năm đến ngày 25/6/2019 các huyện, thành phố đã tiếp nhận thêm 5.249 tấn xi măng, làm thêm được 264 tuyến đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 35,5 km. Lũy kế đến ngày 25/6/2019 toàn tỉnh đã cấp 205.344 tấn xi măng, làm được 12.920 tuyến đường với tổng chiều dài 1.543,9 km.
+ Đến nay toàn tỉnh đã có 97 xã đã hoàn thành và được phê duyệt phương án dồn điền đổi thửa, còn 14 xã đang thực hiện dở dang (07 xã đăng ký hoàn thành năm 2019), 08 xã không thực hiện do đất ít, gọn và đặc thù địa bàn.
+ Trong 12 xã đăng ký đạt chuẩn NTM có 2 xã đạt 18 tiêu chí; 2 xã đạt 17  tiêu chí; 5 xã đạt 16 tiêu chí; 3 xã đạt 15 tiêu chí.
+ Huyện Gia Viễn đã đạt 5/9 tiêu chí huyện NTM. Còn lại 4 tiêu chí chưa đạt gồm: quy hoạch, giao thông, văn hóa - y tế - giáo dục, môi trường. Các xã đã đạt chuẩn NTM của huyện Gia Viễn đến nay đều đã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí mới. Hướng dẫn huyện Gia Viễn rà soát đánh giá kết quả, xây dựng kế hoạch huyện nông thôn mới; phối hợp với các Sở ngành hướng dẫn thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới, xác định nhiệm vụ cần làm để xây dựng huyện NTM.
+ Có 93 thôn đăng ký xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu (năm 2018 đăng ký 83 thôn ; năm 2019 đăng ký 10 thôn). Trong đó, 23 thôn đăng ký đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 23/8/2018 quy định bộ tiêu chí khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và hỗ trợ 50 triệu đồng/thôn cho 83 thôn đăng ký xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu năm 2019.
+ Có 7 xã đăng ký xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu (năm 2018) được hỗ trợ 200 triệu đồng/xã. Trong đó 2 xã Gia Vân và Khánh Thiện đăng ký đạt kiểu mẫu năm 2019. Văn phòng điều phối NTM tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Bộ tiêu chí xã kiểu mẫu làm cơ sở đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
6.2. Phát triển nông thôn:
Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được đổi mới và nâng cao hiệu quả. Lực lượng doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài tỉnh ngày càng tham gia sâu rộng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đang trở thành động lực nòng cốt trong chuỗi giá trị nông sản. Tính đến nay toàn tỉnh hiện có 293 HTX NN, trong đó có 72 HTX ngành hàng. Số HTX tổ chức hoạt động theo Luật HTX năm 2012 là 287 HTX, chiếm 97,95%. Có 125 THT hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trên địa bàn toàn tỉnh có 990 trang trại, gia trại (338 trang trại và 652 gia trại).
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 75 làng nghề được công nhận, trong đó có 04 làng nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản; 59 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (11 làng nghề chế tác đá; 04 làng nghề thêu ren; 37 làng nghề cói, bèo bồng; 04 làng nghề mây tre đan, tăm hương; 02 làng nghề mộc; 01 làng nghề gốm sứ); 11 làng nghề kinh doanh sinh vật cảnh; 01 làng nghề nề xây dựng. Số lao động được đào tạo nghề gần 24 nghìn người, chiếm 81% tổng số lao động tham gia làng nghề. Trong đó tự đào tạo 22,3 nghìn người, chiếm 93,03%; số lao động được đào tạo nghề có sự hỗ trợ của nhà nước gần 1,7 nghìn người, chiếm 6,97% tổng số lao động được đào tạo. Tổng giá trị sản xuất của làng nghề đạt 515,3 tỷ đồng.
Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; triển khai kế hoạch bố trí dân cư năm 2019 cho 188 hộ dân; tiếp tục thực hiện dự án giảm nghèo năm 2019 tại xã Yên Mạc huyện Yên Mô.
6.3. Chương trình về Nước sạch & VSMTNT:
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và PTNT phát động và chỉ đạo của UBND tỉnh; thành lập đoàn kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước sạch trên địa bàn tỉnh; làm việc với Trung tâm quốc gia Nước sạch và VSMT nông thôn khảo sát hiện trạng các công trình cấp nước tập trung phục vụ công tác xây dựng sổ tay bảo trì công trình nước sạch nông thôn khu vực Đồng Bằng Sông Hồng.
Tiếp tục quản lý 03 công trình cấp nước tập trung (Quang Sơn; Yên Thắng; Quỳnh Sơn), nâng cấp trạm cấp nước xã Yên Thắng huyện Yên Mô. Hoàn thành báo cáo kết quả cập nhật Bộ chỉ số Nước sạch và VSMT nông thôn năm 2018; Báo cáo kết quả thực hiện chương trình nước sạch nông thôn năm 2018, kế hoạch năm 2019 thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Hoàn thành công tác lấy mẫu và xét nghiệm chất lượng nước đợt 1 năm 2019, kết quả có 75,76% số trạm đạt QCVN 02:2009/BYT; triển khai lấy mẫu và xét nghiệm chất lượng nước đợt 2. Phối hợp với đơn vị tư vấn trong công nhận phòng thử nghiệm chuẩn ISO/IEC 17025-2017.
Ước tính đến hết tháng 6/2019, trên địa bàn tỉnh có khoảng 94,7% số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó có gần 60,5% dân cư được sử dụng nước từ các công trình cấp nước tập trung.
Trong 6 tháng đầu năm, Công ty cổ phần nước sạch & VSNT đã sản xuất được 2,44 triệu m3 nước, tiêu thụ gần 2 triệu m3; tổng số khách hàng 47,62 nghìn hộ, bình quân 7,03 m3/ hộ. Tổng doanh thu 16,47 tỷ đồng
7. Công tác quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản
- Chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP số 3 của tỉnh, kiểm tra 24 cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn dịp Tết Nguyên đán, đã xử lý vi phạm hành chính 08 cơ sở; test nhanh 17 mẫu, kết quả đều cho kết quả âm tính. Ngoài ra, cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP số 1, số 2 và đoàn kiểm tra liên ngành về ATTP huyện Hoa Lư.
    - Đánh giá phân loại theo Thông tư 38/2018/TT-BNNPTNT tại 39 cơ sở. Kết quả có 03 cơ sở xếp loại A, 35 cơ sở xếp loại B, các cơ sở còn lại không đánh giá do tạm ngừng hoạt động hoặc các đoàn liên ngành của huyện vừa kiểm tra. Thực hiện 30 test nhanh tại hiện trường, kết quả đều cho kết quả âm tính; xử phạt vi phạm hành chính đối với 03 cơ sở.
    - Thanh tra chuyên ngành tại 03 doanh nghiệp. Tại thời điểm kiểm tra, cơ bản chấp hành các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, trang thiết bị, nguyên liệu và các yếu tố đầu vào, bảo quản sản phẩm an toàn.
- Lấy 20 mẫu phân tích các chỉ tiêu về ATTP phục vụ hậu kiểm; kết quả có 17 mẫu phù hợp, 01 mẫu không phù hợp với chỉ tiêu cơ sở đã công bố, 02 mẫu chưa có kết quả. Lấy 30 mẫu gửi phân tích tảo độc, độc tố sinh học theo Chương trình Giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ; kết quả các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Giám sát 06 cửa hàng sau xác nhận chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Thực hiện test nhanh 38 mẫu, kết quả đều ầm tính với thuốc BVTV, chất tẩy trắng và nitrat. Lấy 18 mẫu gạo, rau và chạch sụn phân tích chỉ tiêu nấm men, mốc, S.aureus, Natri benzoat, SO2, Chlopyrifos, Choramphenicol, Linconmycin; kết quả đều dưới ngưỡng cho phép.
- Chứng nhận xuất xứ 63 lô sản phẩm khối lượng 1.643 tấn ngao vùng nuôi Kim Sơn. Thẩm định và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP cho 12 cơ sở sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm; xác nhận kiến thức về ATTP cho 41 người.
8. Thực hiện Nghị quyết 39/2018/NQ-HĐND và Quyết định 140-QĐ/TU
8.1. Kết quả thực hiện Quyết định 140-QĐ/TU

Tặng quà cho các hộ nghèo, neo đơn, gia đình chính sách nhân dịp Tết nguyên đán Kỷ Hợi; đề nghị UBND xã tổng hợp đề xuất các nội dung cần Sở giúp đỡ về phát triển sản xuất nông nghiệp; Phối hợp với UBND xã, Doanh nghiệp Tư nhân Tín Nghĩa đăng ký các mô hình, việc làm trong năm 2019 - 2020 gửi Ban Tổ chức Tỉnh ủy .
Triển khai 03 mô hình trình diễn các giống lúa mới; cử cán bộ kỹ thuật bám sát địa bàn, hướng dẫn bà con sản xuất vụ Đông xuân; Hỗ trợ 55 kg giống lúa Nếp hạt cau cho Xóm 6 chuẩn bị gieo cấy vụ Mùa 2019. Hướng dẫn thành lập Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản Xóm 9; tư vấn cho người dân trên địa bàn xã các đối tượng cây, con mới và các hình thức sản xuất tiên tiến để áp dụng vào sản xuất. Hoàn thành công trình xây dựng trường mầm non xã.
Tổng kinh phí Sở Nông nghiệp & PTNT và Doanh nghiệp Tư nhân Tín Nghĩa đã hỗ trợ trong 6 tháng đầu năm 2019 là 55.120.000 đồng.
8.2. Kết quả thực hiện Nghị quyết 39/2018/NQ-HĐND
- Chủ động chỉ đạo các đơn vị chuyên môn phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan thực hiện thí điểm mô hình sản xuất lúa chất lượng cao gieo mạ khay, cấy máy tại xã Khánh Trung huyện Yên Khánh. Ngày 13/02/2019 Sở đã tổ chức thành công hội nghị trình diễn gieo mạ khay, cấy máy. Lúa sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất bình quân cao hơn sản xuất đại trà ít nhất 15%.
- Thành lập các tổ tư vấn về kỹ thuật, cơ chế chính cho các tổ chức cá nhân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn trong thực hiện Nghị quyết số 39 của HĐND tỉnh; ban hành Quyết định số 183/QĐ-SNN ngày 06/5/2019 về việc ban hành bộ tài liệu hướng dẫn nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2019-2020.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 19/2/2019; Quyết định số 497/QĐ-UBND ngày 25/4/2019 về một số nội dung hỗ trợ trong thực hiện Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND; Quyết định số 705/QĐ-UBND ngày 13/6/2019 phân bổ kinh phí thực hiện Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND. Phối hợp với Sở Tài chính ban hành Hướng dẫn liên Sở số 1124/HDLS –STC-SNN ngày 29/5/2019 về quy định việc thực hiện hỗ trợ, hồ sơ đề nghị hỗ trợ một số chính sách tại Nghị quyết số 39/2018/NQ-HĐND; báo cáo kết quả thực hiện, giải ngân, thanh quyết toán kinh phí năm 2018 thực hiện Nghị quyết 37/NQ-HĐND.
9. Công tác kế hoạch tài chính, quản lý xây dựng công trình và Dự án công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình
9.1. Công tác kế hoạch tài chính

Tổ chức rà soát các quy hoạch. Kết quả, có 04 quy hoạch còn hiệu lực đến năm 2020; có 01 quy hoạch hết hiệu lực; báo cáo UBND tỉnh bãi bỏ 04 quy hoạch không còn phù hợp.
Ban hành chương trình công tác năm 2019 của Sở. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 – 2025. Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư công giai đoạn 2015-2019; kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; công tác bảo vệ môi trường; kết quả dự án hỗ trợ phát triển đa dạng sinh kế thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2018,…
Góp ý kế hoạch thực hiện Nghị quyết 01, 02 của BCS Đảng UBND tỉnh; góp ý dự thảo các thông tư, nghị định, quy định,… của Trung ương, kế hoạch của tỉnh; góp ý và thẩm định các dự án liên quan đến lĩnh vực quản lý của ngành.
Triển khai đến các đơn vị trực thuộc báo cáo kết quả thực hiện cơ chế tự chủ, báo cáo quyết toán tài chính năm 2018. Hướng dẫn, xét duyệt quyết toán năm 2018.
Đề nghị Sở Tài chính phân bổ kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu, kế hoạch phục vụ sản xuất.
Tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kết quả điều tra, phân tích, đánh giá chất lượng đất đai và đề xuất định hướng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; báo cáo rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Hội đồng thẩm định thông qua.
9.2. Công tác quản lý xây dựng công trình
Thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành nông nghiệp & PTNT. Đóng góp ý kiến, thẩm định các dự án đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch, quy mô, nhiệm vụ và hiệu quả của dự án. Cụ thể: thẩm định 10 công trình, phê duyệt 08 công trình, góp ý 3 nội dung liên quan tới lĩnh vực quản lý của ngành.
9.3. Dự án công viên động vật hoang dã quốc gia tại Ninh Bình
Triển khai thi công xây dựng hạng mục tuyến đường số 1 và 2 thuộc dự án đầu tư xây dựng giai đoạn 1 tuyến đường giao thông Công viên ĐVHD quốc gia tại Ninh Bình nối với Quốc lộ 45 và tỉnh lộ 479. Phối hợp với tổ chức Four Paws tính toán giá trị xây lắp dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nuôi thả thú dữ Châu Á để tổ chức Four Paws xem xét, đầu tư; tổ chức lễ khánh thành Cơ sở bảo tồn gấu Ninh Bình. Hướng dẫn thủ tục đầu tư để tổ chức Four Paws triển khai dự án xây dựng trang trại bảo tồn gấu Ninh Bình. Phối hợp với Hội đồng GPMB huyện Nho Quan triển khai GPMB giai đoạn 2 và bàn giao cho dự án xây dựng trang trại bảo tồn gấu Ninh Bình.
10. Công tác thông tin tuyên truyền và xúc tiến thương mại
10.1. Công tác tuyên truyền

Luôn chủ động, thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; định hướng, kế hoạch sản xuất; hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, phòng chống dịch bệnh,… Toàn ngành thực hiện 40 chuyên mục truyền hình, phát thanh, 70 bài báo, bài viết; tổ chức 213 lớp, hội nghị tập huấn cho 14,5 nghìn lượt người tham gia. Phát trên 11 nghìn tờ rơi, áp phích. Đăng tải gần 600 tin, bài trên trang Website của Sở.
10.2. Công tác xúc tiến thương mại
Xác định công tác xúc tiến thương mại nông nghiệp là nhiệm vụ của toàn ngành từ tỉnh đến cơ sở; là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất. Do vậy công tác xúc tiến thương mại tiếp tục được tăng cường quan tâm chỉ đạo. Gian hàng nông nghiệp hoạt động ngày càng hiệu quả, trở thành điểm đến tin cậy cho khách hàng và các đơn vị sản xuất trong tỉnh thông qua việc giới thiệu, cung cấp đến người tiêu dùng thực phẩm an toàn của các HTX, THT như chạch sụn Yên Hòa, mắm tép Gia Viễn, rau an toàn Khánh Thành,…Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với phòng Nông nghiệp & PTNT, phòng Kinh tế các huyện, thành phố cung cấp tin bài về sản xuất; cập nhật thông tin các cơ sở đủ điều kiện về ATTP, thông tin thị trường để đăng tải trên trang web sản xuất nông nghiệp và thị trường nông sản.
Tích cực kết nối, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ nông sản; tham gia các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm xúc tiến thương mại tại Quảng Ninh và Hòa Bình. Giới thiệu sản phẩm, đơn vị tham gia bình chọn Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam 2019.
Phối hợp với Sở Công thương tổ chức hội chợ Công thương – OCOP khu vực Đồng Bằng Sông Hồng Ninh Bình năm 2019 từ ngày 26/4-02/5, trong đó tham gia trưng bày giới thiệu 12 gian hàng với trên 20 sản phẩm đặc chưng, chất lượng, an toàn của tỉnh.
11. Hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ
Toàn ngành đã và đang thực hiện 34 mô hình lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; 02 đề tài khoa học. Các đơn vị đang triển khai thực hiện các mô hình mới đảm bảo thời vụ. Các mô hình, đề tài được thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, cây trồng, con nuôi sinh trưởng phát triển tốt.
Triển khai đến các đơn vị trực thuộc đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ KHCN năm 2020 với Sở KH&CN. Ký kết với Sở Khoa học & Công nghệ chương trình phối hợp các hoạt động KH&CN phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2019-2021.
12. Công tác xây dựng ngành
12.1.  Công tác tổ chức cán bộ

- Tuyển dụng 09 công chức, viên chức và 01 lao động hợp đồng 68; luân chuyển 03 người, điều động bổ nhiệm 03 công chức lãnh đạo; bổ nhiệm ngạch, nâng ngạch 5 người; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chức vụ 03 người; nâng lương thường xuyên cho 98 người; nâng lương trước thời hạn cho 53 người.
- Công tác thi đua, khen thưởng: Sở khen thưởng: Giấy khen 33 tập thể, 72 cá nhân; Chiến sỹ thi đua cơ sở 59 cá nhân; tập thể lao động tiên tiến cho 95 tập thể, 541 cá nhân. UBND tỉnh khen thưởng 4 tập thể, 13 cá nhân, tặng cờ thi đua xuất sắc cho 3 tập thể; công nhận 4 tập thể lao động xuất sắc; 03 cá nhân chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; Bộ khen thưởng 05 tập thể, 9 cá nhân; Chủ tịch nước: Huân chương lao động hạng ba cho 3 cá nhân; Thủ tướng chính phủ: Cờ thi đua xuất sắc cho 02 tập thể, bằng khen cho 02 tập thể.
- Công tác đào tạo: Cử 01 viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên; cử cán bộ, công chức học lớp bồi dưỡng chức danh lãnh đạo, quản lý; Thống kê nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ phục vụ xây dựng Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ. Cử 56 công chức, viên chức lãnh đạo quản lý tham gia cập nhật kiến thức theo quy định 164-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Lập danh sách cử công chức, viên chức tham gia lớp đào tạo cao cấp lý luận chính trị.
- Báo cáo thực hiện kết luận kiểm tra của Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ; báo cáo kết luận kiểm tra về công tác cải cách hành chính năm 2017 và 06 tháng đầu năm 2018. Đăng ký thi đua năm 2019 gửi Khối thi đua Sở Nông nghiệp & PTNT các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng. Trình UBND tỉnh xếp hạng Trung tâm Nước sạch & VSMTNT.
12.2. Công tác thanh tra
Tính đến ngày 10/6/2019, thực hiện 01 cuộc thanh tra hành chính; 44 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với 360 tổ chức, cá nhân. Kết quả có 92 tổ chức, cá nhân vi phạm, ban hành 51 quyết định xử phát hành chính với tổng số tiền 289,5 triệu đồng, tiền bán lâm sản 289,5 triệu đồng. Các vi phạm chủ yếu là mua bán vận chuyển lâm sản trái pháp luật, quy định về bảo vệ rừng, không đảm bảo ATTP trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; không đăng ký kiểm dịch động vật khi vận chuyển khỏi địa bàn, vận chuyển động vật không rõ nguồn gốc xuất, xuất xứ; vi phạm trong khai thác thủy sản.
Tiếp nhận 04 đơn, trong đó có 01 đơn khiếu nại của công dân không thuộc thẩm quyền, Sở đã chỉ đạo chuyển đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định; 02 đơn đề nghị có nội dung khiếu nại, Sở đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với Công ty TNHH MTV KHCTTL và các đơn vị có liên quan kiểm tra, giải quyết theo quy định; 01 đơn kiến nghị không đủ điều kiện xử lý, Sở không xem xét, trả lời đơn này.
Chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí trong các cơ quan, đơn vị.
12.3. Công tác tổng hợp, pháp chế, giải quyết TTHC
Tiếp nhận 40 văn bản có hạn, đã giải quyết đúng hạn 35, đang giải quyết 05 văn bản chưa đến hạn. Tiếp nhận 3.080 văn bản đến, ban hành 1.531 văn bản đi. Triển khai 25 văn bản quy phạm pháp luật, tham gia góp ý 143 văn bản pháp luật.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Sở được triển khai đúng trọng tâm, trọng điểm, nội dung tuyên truyền đã bám sát vào nhiệm vụ chung cũng như lĩnh vực chuyên ngành, các văn bản mới ban hành được triển khai kịp thời, đầy đủ tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được đổi mới, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật. Đã triển khai tuyên truyền 43 văn bản quy phạm pháp luật. Tổ chức tốt cuộc thi viết “Tìm hiểu Luật An ninh mạng”; lựa chọn 05 cá nhân và 03 tập thể để trao giải cấp Sở; gửi 05 bài dự thi xuất sắc của cá nhân để tham dự cuộc thi cấp tỉnh. Đề nghị cấp chứng thư số cho 16 tập thể và 74 cá nhân đáp ứng nhu cầu công nghệ thông tin triển khai liên thông trong việc nhận, gửi văn bản điện tử.
Xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết của Sở , UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng quản lý; ban hành kế hoạch thực hiện cải tiến, mở rộng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015; xây dựng bổ sung 12 quy trình ISO; thực hiện tốt dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, dịch vụ bưu chính công. Tiếp nhận và giải quyết 974 hồ sơ trên Cổng dịch vụ công mức độ 2, 3 và 4; thực hiện dịch vụ bưu chính công 35 hồ sơ.
III. TỒN TẠI, HẠN CHẾ
- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất gắn với xây dựng nông thôn mới còn chậm. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất xây dựng mô hình và nhân rộng chưa nhiều. Hiệu quả xúc tiến thương mại nông nghiệp chưa cao; liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm chưa sâu rộng và chặt chẽ.
- Công tác quản lý vật tư nông nghiệp, nhất là giống cây trồng, con nuôi thủy sản còn gặp khó khăn. Vẫn còn tình trạng một số cơ sở kinh doanh lén lút giống cây trồng chưa được công nhận chính thức; giống thủy sản nước ngọt chất lượng cao, sạch bệnh chưa nhiều; khó kiểm soát chất lượng con giống thủy sản mặn lợ do phải nhập hoàn toàn từ các tỉnh Miền Trung, Miền Nam nên ít nhiều ảnh hưởng đến thời vụ, năng suất và sản lượng nuôi. Một số hộ nông dân sử dụng thuốc BVTV chưa đúng kỹ thuật gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt ở các vùng trồng rau.
- Diễn biến thời tiết, khí hậu, dịch bệnh phức tạp, đặc biệt là sự xuất hiện dịch bệnh mới ảnh hưởng lớn tới ngành chăn nuôi, gặp rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ lệ lớn, ý thức một số người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ còn hạn chế gây khó khăn cho việc phát hiện, khống chế dịch bệnh.
- Các vụ sử dụng xung điện khai thác thủy sản tuy có giảm nhưng ngày càng tinh vi; nhiều tàu chưa chấp hành đăng ký, gia hạn đăng kiểm, cấp phép.
- Điều kiện, phương tiện phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nai, tố cáo và phòng chống tham nhũng còn hạn chế. Chưa xử lý dứt điểm các vụ vi phạm Luật Đê điều và Pháp lệnh PCLB, đảm bảo an toàn cho đê điều và hành lang thoát lũ.
- Xã Xuân Thiện và xã Chính Tâm huyện Kim Sơn sáp nhập sẽ ảnh hưởng tới tiến độ xây dựng NTM của xã Chính Tâm, làm giảm số xã đạt chuẩn NTM năm 2019.
- Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa còn chậm. Nguồn lực đầu tư cho Chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu. Công tác giải phóng mặt bằng, nguồn kinh phí thực hiện các dự án xây dựng Công viên động vật hoang dã còn chậm.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM
Dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Ninh Bình năm 2019 như sau:
Dự báo khả năng thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch phát triển Nông nghiệp, nông thôn tỉnh Ninh Bình năm 2019 như sau:
    - GTSX Nông, Lâm, Thuỷ sản tăng 2,3% .
  - Giá trị sản xuất bình quân/ha đất nông nghiệp 125 triệu đồng.
  - Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh khu vực nông thôn đạt 95%. 
(Các chỉ tiêu sản xuất khác có phụ lục kèm theo)
Mặc dù chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn do bệnh dịch tả lợn Châu Phi gây ra nhưng kết quả sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm phát triển theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn duy trì ổn định. Tuy nhiên, dự báo sản xuất nông nghiệp 6 tháng cuối năm tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn của diễn biến thời tiết, dịch bệnh, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn Châu Phi và những tác động chung của nền kinh tế. Để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng cuối năm, ngành Nông nghiệp & PTNT cần tập trung chỉ đạo:
1. Lĩnh vực trồng trọt
Tập trung chỉ đạo tổ chức sản xuất thắng lợi vụ Mùa năm 2019: lấy nước làm đất sớm, nhanh gọn giảm thiểu ngộ độc hữu cơ kết hợp diệt chuột tập trung; gieo cấy đúng thời vụ, đảm bảo kỹ thuật, cơ cấu giống, chủ động các biện pháp chống úng; thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo, phòng trừ kịp thời các đối tượng dịch hại, chủ động các biện pháp phòng chống bệnh lùn sọc đen Phương Nam hại lúa. Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ sản xuất vụ Đông năm 2019. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp.
2. Lĩnh vực chăn nuôi
- Tập trung khống chế dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Chỉ đạo công tác dập dịch và xử lý ổ dịch đúng quy định, hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt là phương án xử lý cụ thể trong trường hợp phải tiêu huỷ lợn mắc bệnh ở các trang trại chăn nuôi lợn có quy mô từ 200 con trở lên.
- Chủ động phối hợp với các huyện, thành phố phát huy lợi thế của từng vùng, tích cực phát triển chăn nuôi các đối tượng khác như trâu, bò, gia cầm để bù đắp sản lượng thịt lợn tụt giảm do bệnh dịch tả lợn Châu Phi gây ra.
- Tiếp tục hướng dẫn cơ sở chăn nuôi chủ động công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong thời điểm giao mùa; áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; bảo vệ các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn làm hạt nhân để tái đàn khi hết dịch bệnh.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà mua lợn giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc, lợn giống từ các địa phương đang có dịch, không bán chạy lợn ốm, lợn bệnh, không vứt xác lợn ốm, lợn bệnh ra ngoài sông ngòi, ao hồ...làm phát tán mầm bệnh và gây khó khăn trong quá trình kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
- Làm tốt công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất tại các khu vực chăn nuôi, đường làng, ngõ xóm, các chợ buôn bán, cơ sở giết mổ, điểm tập kết, trung chuyển lợn, các địa bàn có nguy cơ cao, địa bàn có ổ dịch cũ...để tiêu diệt, ngăn ngừa mầm bệnh phát sinh và lây lan.
- Phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan hỗ trợ kịp thời kinh phí cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy bắt buộc do bệnh Dịch tả lợn Châu Phi kịp thời, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật
3. Lĩnh vực thủy sản
- Phối hợp với các địa phương tổ chức các lớp tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật nuôi, biện pháp phòng trị bệnh cho động vật thủy sản; tuyên truyền pháp luật thủy sản. Thu và phân tích mẫu nước phục vụ công tác cảnh báo môi trường nuôi; tăng cường công tác quản lý chất lượng giống, thức ăn thủy sản; chú trọng sản xuất giống thủy sản các loại đáp ứng nhu cầu nuôi của nhân dân; thực hiện tốt công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, công tác kiểm tra, giám sát dịch bệnh thủy sản.
- Triển khai Chương trình điều tra, đánh giá mức độ nguy cấp của một số đối tượng thủy sản đặc hữu trên sông Hoàng Long và đề xuất giải pháp bảo vệ, bảo tồn; Chương trình điều tra đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển nghề khai thác hải sản bền vững tỉnh Ninh Bình theo kế hoạch
4. Lĩnh vực lâm nghiệp
Tiếp tục thực hiện các nội dung về quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; tăng cường phối hợp tuần tra bảo vệ rừng tại gốc, kiểm soát vận chuyển lâm sản; thẩm định phương án trồng rừng thay thế năm 2019 trình UBND tỉnh phê duyệt; thẩm định hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ năm 2019; nghiệm thu trồng rừng thay thế; thực hiện dự án cắm mốc giới rừng phòng hộ, chi trả dịch vụ môi trường rừng, quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
5. Lĩnh vực thủy lợi và quản lý xây dựng công trình
Phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác phương án chống úng vụ Mùa 2019; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện kiên cố hóa kênh mương và lập phương án phòng, chống hạn; kế hoạch làm thủy lợi nội đồng vụ Đông, Đông xuân 2017-2018. Kiểm tra đánh giá hệ thống công trình thủy lợi sau mùa mưa bão, xây dựng kế hoạch sửa chữa đảm bảo phục vụ sản xuất. Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, ngăn chặn và phát hiện xử lý các vi phạm về Luật đê điều. Chuẩn bị công tác thường trực PCTT và TKCN năm 2019. Tổ chức thường trực 24/24h theo quy định trong mùa mưa bão.
Tham gia góp ý, thẩm định các dự án xây dựng công trình thuộc lĩnh vực NN&PTNT theo chức năng, nhiệm vụ
6. Chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
-  Đôn đốc các xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình, hoàn thiện các tiêu chí, hoàn chỉnh hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xét công nhận xã đạt chuẩn năm 2019. Thực hiện các nội dung nhằm cơ bản hoàn thiện các tiêu chí để năm 2020 trình, xét công nhận huyện Gia Viễn đạt chuẩn nông thôn mới. Đôn đốc các địa phương rà soát, thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, dự kiến hoàn thành dồn điền đổi thửa cho 7 xã, nâng số xã hoàn thành dồn điền đổi thửa lên 114 xã. Phấn đấu xét công nhận 23 khu dân cư kiểu mẫu và 1 đến 2 xã kiểu mẫu.
- Hỗ trợ các HTX NN hoạt động có hiệu quả khi chuyển sang hoạt động theo Luật HTX năm 2012. Thực hiện có hiệu quả các hạng mục Đề án mỗi xã một sản phẩm đặc trưng, kế hoạch đào tạo nghề nông thôn, chương trình giảm nghèo bền vững và bố trí dân cư năm 2019. Rà soát thực trạng cơ điện nông nghiệp nông thôn; nhận bàn giao quản lý nhà nước về làng nghề từ Sở Công thương theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
- Triển khai thực hiện và hoàn thiện đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh của 107 cơ sở; lấy mẫu xét nghiệm nước đợt 3 và 4 năm 2019; thực hiện bộ chỉ số theo dõi, đánh giá nước sạch nông thôn; phấn đấu 95% số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh, đạt 61% số dân nông thôn được dùng nước sạch theo QC02:2009/BYT từ các công trình cấp nước tập trung
7. Công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và chất lượng nông lâm sản, thủy sản
 Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thị trường giống, vật tư nông nghiệp nhằm bảo đảm ATTP các sản phẩm nông lâm, thủy sản. Phổ biến kiến thức ATTP, các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản chuyên ngành, tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận điều kiện ATTP. Tiếp tục chứng nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; Chương trình giám sát nhuyễn thể hai mảnh vỏ.. Rà soát, thống kê, kiểm tra, lấy mẫu đánh giá phân loại các cơ sở theo Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT.
8. Thực hiện Nghị quyết 39/2018/NQ-HĐND của HĐND tỉnh
Phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các mô hình, chương trình, dự án theo tinh thần Nghị quyết 39/2018/HĐND của HĐND tỉnh và kế hoạch 19/KH-UBND của UBND tỉnh. Trong đó tập trung vào các dự án trọng điểm, có tính chất đột phá như sản xuất lúa chất lượng cao, đặc sản theo hướng hữu cơ kết hợp phương thức gieo mạ khay, cấy máy; sản xuất cây rau giống chất lượng cao trong nhà lưới cung ứng cho sản xuất;…
9. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành
- Phổ biến tới cán bộ, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính Nhà nước các cấp; Nghị quyết số 04-NQ/BCSĐ ngày 08/01/2019 về nâng cao chất lượng xây dựng, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh ở cơ sở .
- Tiếp tục củng cố, bổ sung, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý của Sở; thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ; giải quyết kịp thời đúng quy định các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở. Đẩy mạnh cải cái hành chính; thực hiện nghiêm túc Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình công tác năm 2019 về các hoạt động ứng dụng Khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại; các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, công tác hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.
Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019. Sở Nông nghiệp & PTNT báo cáo./.
 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3691765
Số người trực tuyến:14
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn