LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Một số yếu tố tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng đên cháy rừng và các giải pháp khắc phục

Trong những thập kỷ qua, nhất là những năm gần đây, Ninh Bình và các tỉnh lân cận đã chịu nhiều ảnh hưởng rất nhiều của những đợt nắng nóng, hạn hán, khô hanh kéo dài; Cháy rừng luôn trở thành những mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng. Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình, chỉ tính từ năm 1993 đến đầu năm 2014 đã xẩy ra 160 vụ cháy rừng, gần 100 ha rừng bị thiệt hại.

Qua tổng kết và đúc rút kinh nghiệm từ thực tế công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nhiều năm liền, có thể nhận định một số yếu tố chính về tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành và phát triển của một đám cháy rừng, gồm những yếu tố sau:
Gió: Là nhân tố ảnh hưởng rất nhiều đến cháy rừng, gió thúc đẩy nhanh quá trình làm khô vật liệu cháy, làm bùng phát ngọn lửa và đẩy nhanh tốc độ đám cháy, gió mang theo tàn lửa gây các đám cháy khác, làm đám cháy phát triển nhanh và lan rộng, nhất là đối với các kiểu rừng phân bố trên các dạng địa hình đồi núi và thung lũng liên hoàn. Mỗi dạng địa hình gây ra hoàn lưu gió cục bộ, chúng hình thành theo từng khoảng thời gian trong ngày, phụ thuộc rất chặt chẽ vào sự phân bố năng lượng nhiệt của mặt trời, từ đó nó chi phối hoàn lưu gió theo thời gian cũng khác nhau, làm cho quy mô và mức độ lan tràn của một đám cháy ở mỗi vị trí cũng khác nhau.
Tuy nhiên, sự lan tràn này còn phụ thuộc vào vị trí của đám lửa phát sinh ở bìa rừng hoặc ở phía trong rừng. Vì vậy, ở các vị trí khác nhau gió cũng tác động tới đám cháy ở mức độ khác nhau. Nói cách khác, sự sâm nhập của gió theo chiều nằm ngang và chiều thẳng đứng cũng có những tác động khác nhau tới sự phát triển ban đầu của đám cháy; Hiểu và nắm vững được nguyên nhân này, người có trách nhiệm đến công tác chỉ huy chữa cháy rừng sẽ đưa ra được những quyết định có tính chất khoa học và thực tiễn để có được biện pháp tốt nhất hạn chế sự lan tràn của đám cháy rừng.
Địa hình: có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cháy rừng và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của đám cháy; mỗi loại địa hình sẽ hình thành các khu vực tiểu khí hậu khác nhau, nơi có độ cao lớn thường khô hạn kéo dài, nắng nhiều và dao động nhiệt lớn hơn rất nhiều so với nơi có độ cao thấp; Khu vực có địa hình sườn dốc, do khác hướng phơi nên năng lượng sẽ có sự chi phối khác nhau, sườn dốc còn tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng đối lưu phát triển mạnh hơn so với khu vực khác, ngoài ra, các loại gió địa phương do sự điều chỉnh của địa hình đối với hệ thống gió chính có thể làm tăng tốc độ gió … Các yếu tố địa hình có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện bốc hơi nước và độ ẩm của vật liệu cháy hoặc chi phối quy mô, tốc độ lan tràn các đám cháy rừng
Kiểu rừng và loại hình thực bì là yếu tố có liên quan trực tiếp tới nguồn vật liệu cháy, tính chất và khối lượng vật liệu cháy. Mỗi kiểu rừng và loại hình thực bì có liên quan chặt chẽ đến khả năng bắt lửa và quy mô đám cháy rừng. Ở các khu rừng thông, bạch đàn..., do quá trình tỉa cành tự nhiên, những cành khô, lá dụng,vỏ cây và thân cây khô…thường có tinh dầu hoặc nhựa rất dễ bắt lửa và cháy đượm; Những khu rừng núi đá, do có độ cao lớn, nguồn vật liệu cháy nhiều và khả năng bắt lửa rất cao, ngoài ra rừng núi đá còn có nhiều rông khe, thung lũng nên hoàn lưu gió càng lớn, đám cháy rừng thường lan rộng và phát triển nhanh.
Bên cạnh các yếu tố tự nhiên trên, một số yếu tố mang tính chất xã hội có ảnh hưởng lớn đến khả năng gây ra cháy rừng đó là:
Việc kiểm soát các hoạt động dùng lửa của con người ở trong rừng và ven rừng trong những ngày có nguy cơ cháy rừng cao chưa được các địa phương thực hiện tốt, nhất là các hoạt động đốt rừng làm nương rẫy ở miền núi và thu dọn đồng ruộng, đốt lửa bắt ong, đốt lửa sưởi ấm, đốt hương khi đi tảo mộ, hút thuốc, tham quan du lịch sinh thái trong rừng.
Công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ huy PCCCR các còn gặp nhiều khó khăn, việc triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, các chủ trương chính sách và chỉ đạo ở cấp huyện, xã, các thôn bản còn chậm và có nhiều hạn chế. Vai trò trách nhiệm của một số chính quyền địa phương, đặc biệt cấp xã ở nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức, đúng trách nhiệm theo Quyết định 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ; Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng các địa phương chưa mang tính khả thi cao, chưa thật phù hợp với tình hình thực tiễn của các địa phương.
Lực lượng thường trực phòng cháy, chữa cháy rừng hiện nay chủ yếu là lực lượng Kiểm lâm, lực lượng Quân đội và dân phòng, với trình độ chuyên môn nghiệp vụ về công tác PCCCR còn hạn chế, vì vậy, khi cháy rừng xảy ra, nhất là những vụ cháy lớn, mặc dù huy động rất nhiều người tham gia chữa cháy song hiệu quả chữa cháy rừng vẫn còn ở mức rất thấp.
Kinh phí đầu tư cho công tác PCCCR rất hạn chế; phương tiện, trang thiết bị vừa thô sơ, lạc hậu, vừa thiếu, chỉ có một số máy bơm công suất nhỏ song lại chưa phù hợp với điều kiện địa hình rừng núi đá và vùng đồi nhất là khu vực không có nguồn nước
Để công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh ta đạt được kết quả tốt, nhất là mùa hanh khô 2014 – 2015 một số giải pháp chính đó là:
Một là: Phải nâng cao hơn nữa vai trò trác nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của chính quyền địa phương các cấp theo Quyết định 245/TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhất là trong việc chỉ đạo điều hành, kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đối với chính quyền địa phương cơ sở, các chủ rừng, các hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng.
Hai là: Phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, đố với các tầng lớn cán bộ và nhân dân trên địa bàn tỉnh và các địa phương vùng lan cận. Công tác tuyên truyền phải có nội dung và hình thức phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi địa phương
Ba là: Phải quan tâm đầu tư đúng mức đối với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, tăng cường công tác đầu tư cho việc xay dựng đường băng cản lửa, huấn luyện và bồi dưỡng kiến thức phòng cháy, chữa cháy rừng ch lực lượng dân phòng, các hộ nhận khoán bảo vệ rừng và nhân dân các địa phương sống ven rừng
Bốn là: Phải tăng cường hơn nữa công tác phối kết hợp giữa các lực lượng tham gia bảo vệ rừng, nhất là sự phối kết hợp của lực lượng Kiểm lâm với lực lượng Quân đội. lực lượng Công an và dân phòng, nhất là sự phối hợp trong việc điều tra xác minh truy tìn thủ phạm gây cháy rừng để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật nhẳm răn đe gióa dục, nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng
Năm là: Đẩy mạnh hơn nữa công tác Xã hội hóa công tác quản lý bảo vệ rừng, triển khai đồng bộ các chính sách giao đất giao rừng, cho thuê rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng...
Nắm và hiểu được những ảnh hưởng trên của các yếu tố tự nhiên và xã hội kết hợp đồng thời thực hiện tốt các giải pháp trên, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong mùa khô 2014 – 2015 trên địa bàn tỉnh ta sẽ đạt được kết quả tốt, giảm thiểu được những thiệt hại do cháy rừng gây ra, góp phàn bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, nhất là khu rừng nằm trong Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới và các khu rừng đặc dụng của tỉnh.

ĐỖ VĂN CÁC
Phó chi cục trưởng
Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687831
Số người trực tuyến:34
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn