THUỶ SẢN

+A =A -A

Một số phương án kỹ thuật ứng phó với mưa lũ trong nuôi trồng thủy sản

Thứ Ba, Ngày 11/08/2020
          Thời điểm này, người nuôi thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đang bước vào giai đoạn khó khăn do bắt đầu bước vào mùa mưa bão. Lượng mưa lớn đã làm cho các yếu tố môi trường trong ao nuôi biến động. Nước mưa chảy tràn làm cho các ao nuôi thủy sản bị ô nhiễm bởi thuốc bảo vệ thực vật, nước thải của các khu công nghiệp, các khu dân cư, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ vật nuôi. Lượng nước lớn làm xạt lở mái bờ, tràn bờ gây thất thoát con nuôi. Gió lớn cây đổ, làm hư hỏng các công trình nuôi. Mầm bệnh có cơ hội lây lan và xâm nhập gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của các con nuôi thuỷ sản. Vì vậy mà người nuôi trồng thuỷ sản cần chủ động và nâng cao ý thức bảo vệ tài sản cũng như xây dựng phương án ứng phó do mưa lũ gây ra.

 

(Lượng nước mưa lớn từ các nơi đổ về hệ thống kênh cấp khu vực nuôi thủy sản của xã Yên Sơn,

Tp Tam Điệp (cơn bão số 2, ngày 03/8/2020))

 

        Chi cục Thủy sản khuyến cáo người nuôi thủy sản một số các biện pháp kỹ thuật cần tiến hành trước và trong mùa mưa lũ như sau: 

 

         * Trước khi mưa lũ:

        - Cần tích cực cho ăn đầy đủ, đúng khẩu phần, liều lượng thức ăn. Ngoài việc sử dụng thức ăn có độ đạm cao thì cần phải bổ xung thêm VitaminC, tinh chất tỏi để tăng sức đề kháng. Những con nuôi đã đến kỳ thu hoạch thì nhanh chóng thu hoạch trước khi mưa lũ về. Còn những con chưa đủ kích cỡ thương phẩm thì đảm bảo khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt để có thể vượt qua được những biến động của môi truờng do mưa lũ gây ra.

        - Đối với ao nuôi: Kiểm tra, gia cố bờ ao, các cống cấp và thoát nước, khắc phục những vị trí xung yếu có thể bị vỡ hoặc tràn bờ khi có nước lớn. Nạo vét kênh mương, đặt ống xả tràn, phát quang bờ ao. Chuẩn bị các nguyên vật liệu, trang thiết bị cần thiết (lưới, đăng chắn, máy phát điện, quạt nước, vôi, thuyền,…) để chủ động gia cố, sửa chữa hệ thống bờ, cống và xử lý ao nuôi khi có tình huống xấu xảy ra. Rắc vôi quanh bờ ao để phòng nước mưa rửa trôi phèn xuống làm biến động pH ao nuôi.

        - Đối với nuôi ruộng: Để đảm bảo an toàn cho ruộng nuôi, cần gia cố bờ ruộng chắc chắn và đắp bờ cao hơn mực nước 0,5m, xung quanh ruộng nuôi bố trí các cống thoát nước. Trên bờ có lưới vây xung quanh, thường xuyên kiểm tra lưới để khắc phục trường hợp lưới rách làm thất thoát tôm, cá.

        - Đối với nuôi tôm nước lợ: Khẩn trương thu hoạch các ao nuôi tôm đạt kích cỡ thương phẩm để tránh rủi ro khi mưa, bão tới. Kiểm tra, gia cố ao nuôi và các công trình phụ trợ đảm bảo an toàn trong mùa mưa, bão. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước ao nuôi để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Chuẩn bị máy phát điện, máy sục khí đề phòng mất điện, ngoài ra chuẩn bị thêm ôxy hạt để sử dụng trong trường hợp thiếu ôxy cục bộ. Đối với các lều canh có cất giữ thức ăn, thuốc, hóa chất cần chằng chống chắc chắn, tránh bão gió làm tốc mái gây ướt hỏng. 

         - Nuôi thủy sản lồng bè: Gia cố lồng vững chắc, di chuyển về nơi neo giữ an toàn, kín gió và có dòng chảy nhẹ để tránh vỡ lồng. Vệ sinh lồng sạch sẽ, thông thoáng để việc lưu thông dòng chảy được nhanh hơn.

         - Nuôi ngao: Các hộ nuôi cần tích cực chăm sóc, quản lý bãi Ngao, gia cố lại các vây lưới xung quanh, các chòi canh…để hạn chế thiệt hại xảy ra.

           - Các chủ hộ nuôi cần chủ động gia cố nhà cửa , trang trại đảm bảo an toàn khi có mưa, bão; Sơ tán lao động về nơi trú ẩn an toàn đảm bảo tránh thiệt hại về người.

           * Tại thời điểm mưa lũ:

           - Cần ngắt toàn bộ hệ thống điện ngoài ao tránh gió lớn làm đổ cột đứt dây gây nguy hiểm.

          - Theo dõi hoạt động tôm cá hằng ngày để kịp thời xử lý các trường hợp như: Điều chỉnh giảm hoặc cắt lượng thức ăn cho phù hợp để tránh lãng phí và ô nhiễm môi trường ao nuôi. 

         - Kiểm tra phát hiện thấy môi trường thiếu oxy thì bổ xung viên nén oxy kịp thời, phát hiện tôm cá có các biểu hiện nhiễm bệnh để có biện pháp xử lý. Định kỳ bón vôi với lượng 1-3kg/100m2 ao để ổn định môi trường và pH ao nuôi, hạn chế mầm bệnh. 

         - Tạm thời ngừng cho ăn trong giai đoạn mữa lũ. Đối với hình thức nuôi tôm trong nhà bạt vẫn cho ăn tuy nhiên, cần cắt giảm 30-50% lượng thức ăn so với bình thường.

         - Đối với các ao nước mặn: Phải có kế hoạch điều tiết nước. Trước khi mưa lớn cần lấy đầy nước mặn vào trong ao. Trong  khi mưa cần tránh các hoạt động xáo trộn tầng nước. 

          - Tránh lấy nước cho ao nuôi trong thời điểm nước dâng và nước rút do lúc này nước thường bị ô nhiễm. 

          * Thời điểm sau mưa lũ:

        - Sau mưa, lượng nước trong ao, ruộng tăng cao vì vậy cần xả bớt lượng nước trên tầng mặt để để duy trì lượng nước thích hợp. Tăng cường chạy máy quạt nước, sục khí nhằm hạn chế sự phân tầng nước đối với những ao nuôi thâm canh có mật độ cao.

        - Kiểm tra các chỉ số môi trường nước ao, ruộng nuôi để kịp thời xử lý, đảm bảo các yếu tố môi trường nằm trong giới hạn cho phép.

        - Cần theo dõi tình hình thời tiết để điều tiết lượng lượng thức ăn cho tôm, cá; sau khi mưa bão chấm dứt mới cho ăn trở lại, lượng cho ăn từ 30-50% so với lúc bình thường. Đồng thời bổ sung vitamin C, men tiêu hóa, khoáng vào thức ăn giúp tăng sức đề kháng cho tôm, cá.

        - Sử dụng các sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi thủy sản (các loại vôi, chế phẩm sinh học, hóa chất) theo đúng liều lượng hướng dẫn của nhà sản xuất để khử trùng nước ao nuôi và phòng bệnh cho thủy sản.

       - Nếu có thuỷ sản bị chết cần xử lý theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để tiêu độc, khử trùng và xử lý môi trường nước tránh gây ô nhiễm.

        - Đối với nuôi thủy sản lồng bè: Di chuyển lồng, bè về lại vùng nuôi (nếu trước bão phải di chuyển lồng, bè để tránh bão); Kiểm tra, vệ sinh hệ thống dây neo, phao lồng, lưới để đảm bảo an toàn cho thủy sản.

        - Đối với diện tích nuôi ngao: Khi thủy triều xuống, tiến hành kiểm tra, tu sửa đăng, chắn. Sau mưa bão, ngao thường tập trung vào các góc đăng, chắn do đó cần tiến hành san đều ra toàn bãi.

 

Người viết:  Ks. Nguyễn Minh Huệ

 

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687503
Số người trực tuyến:22
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn