THUỶ SẢN

+A =A -A

Hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, quản lý và phòng chống rét cho động vật thủy sản

Thứ Hai, Ngày 11/01/2021

         Hiện nay thời tiết miền Bắc đang bước vào các đợt rét đậm, rét hại, nhiệt độ không khí giảm thấp làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi. Để giảm thiệt hại do rét đậm, rét hại đối với sản xuất thủy sản cần triển khai một số công việc theo hướng dẫn sau:

 

1. Cho ăn

 

Tranh thủ những ngày thời tiết ấm áp, tăng cường cho tôm, cá ăn, đồng thời bổ sung thêm vitamin,  khoáng chất vào khẩu phẩn ăn hàng ngày cho tôm, cá để tăng cường sức đề kháng và khả năng chịu rét cho thủy sản. Tùy vào giai đoạn sinh trưởng của thủy sản nuôi để sử dụng thức ăn phù hợp, nên sử dụng loại thức ăn công nghiệp có độ đạm > 30%, ngừng cho ăn khi nhiệt độ ngoài trời xuống thấp hơn 120C.

 

2. Quản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe thủy sản

 

        - Thường xuyên kiểm tra các chỉ số môi trường ao nuôi như pH, khí NH3, ôxy hòa tan và nhiệt độ nước ao để kịp thời xử lý, đồng thời điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Ao nuôi thủy sản cần có nguồn nước sạch, cấp và thoát nước dễ dàng, bờ ao chắc chắn, tránh rò rỉ, mực nước ao nuôi cần đảm bảo độ sâu từ 1,5 – 2,5m, khi trời lạnh cần dâng nước nên đến mức tối đa để giữ ổn định nhiệt độ nước trong ao.

 

        - Thời tiết quá lạnh cần tiến hành dùng bạt che trên mặt ao để ổn định nhiệt độ nước, đảm bảo cho tôm cá sinh trưởng phát triển bình thường.

 

        - Thường xuyên vệ sinh ao: Dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá, tôm ăn. Sử dụng chế phẩm sinh học để cải tạo môi trường và nền đáy ao nuôi.

 

       - Định kỳ 2 tuần/lần dùng vôi hòa ra nước té khắp mặt ao với lượng từ 2 – 3kg/100m3 để khử trùng nước ao, tiêu diệt mầm bệnh. Không đưa phân hữu cơ hay vô cơ xuống ao để gây mầu nước vào thời điểm trời rét. 

 

- Định kỳ hàng tháng sử dụng tỏi tươi hoặc các loại thuốc để phòng bệnh cho thủy sản, liều lượng thuốc sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

 

- Trong thời gian nhiệt độ xuống thấp, tuyệt đối không kéo cá kiểm tra, không thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù để tránh bị xây xát cho cá.

 

- Chủ động thu hoạch thủy sản đã đạt kích cỡ thương phẩm trước khi rét đậm rét hại xảy ra. Những đối tượng chưa đạt biểu thu hoạch hoặc con giống phục vụ sản xuất cho năm sau cần nhanh chóng đưa vào các hệ thống nuôi lưu giữ như bể trong nhà hoặc các ao nhỏ có mái che, kín gió để tiện chăm sóc quản lý.

 

Trên đây là nội dung hướng dẫn các biện pháp chăm sóc quản lý và phòng chống rét cho thủy sản nuôi, để giảm thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra, cần thực hiện tốt các nội dung hướng dẫn như trên, nhằm hạn chế tối đa về thiệt hại./.

 

 

Người viết bài: Phạm Huy Trung

 

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3693238
Số người trực tuyến:18
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn