CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Các dạng phản ứng sau tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và cách xử lý

Vacxin là một chế phẩm sinh học trong thành phần chứa kháng nguyên và chất bổ trợ. Khi đưa vacxin vào cơ thể, cơ thể sẽ có phản ứng tạo đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào để chống lại mầm bệnh cường độc xâm nhập, gây bệnh. Mức độ phản ứng của cơ thể đối với vacxin tiêm phòng phụ thuộc vào bản chất vacxin và trạng thái mẫn cảm của cơ thể.

 Phần lớn động vật sau khi tiêm phòng chỉ biểu hiện mệt mỏi, cần cho động vật nghỉ ngơi vài giờ sẽ trở lại bình thường, nhưng cũng có một số cá thể có phản ứng thể hiện thành triệu chứng cần được xử lý.

1. Các dạng phản ứng sau tiêm phòng vacxin thường gặp:

1.1.Phản ứng cục bộ

Đây là dạng phản ứng nhẹ, thường xảy ra sau khi tiêm 2-4giờ ở động vật tiêm sai vị trí, hệ thần kinh mẫn cảm với các triệu chứng, thể hiện như: vị trí tiêm vacxin sưng tấy, đỏ, nóng đôi khi có thủy thũng, động vật khó chịu, ăn ít, mệt mỏi.

1.2. Phản ứng toàn thân

Thường xảy ra khi tiêm vacxin, chế tạo từ mầm bệnh có sản sinh độc tố, động vật có loại hình thần kinh mẫn cảm, động vật gầy yếu do nuôi dưỡng kém hoặc mắc các bệnh mãn tính, động vật đang trong giai đoạn ủ bệnh. Phản ứng toàn thân có thể xảy ra sau khi tiêm vacxin vài giờ đến 1-2 ngày với các triệu chứng: sốt, mệt mỏi, ăn ít đến bỏ ăn, thở khó.

1.3. Sốc quá mẫn

Thường xảy ra ngay sau khi tiêm vacxin do vacxin chứa lượng độc tố cao chưa được vô hoạt triệt để, với động vật gầy yếu do bị bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng thể mạn tính, động vật có loại hình thần kinh quá nhạy, dễ mẫn cảm với kích thích. Biểu hiện của sốc quá mẫn là con vật thở khó, niêm mạc mắt, mũi đỏ ửng, các cơ nhất là cơ vân run mạnh, xuất hiện các biểu hiện thần kinh như giãy giụa, kêu rống lên. Khi phản ứng nặng, động vật đại, tiểu tiện tự do, sủi bọt mép, niêm mạc tím tái. 

2. Cách xử lý các phản ứng sau tiêm phòng vacxin:

2.1.Phản ứng cục bộ

Nếu phản ứng nhẹ nơi tiêm sưng nhỏ, không lan rộng, không cần can thiệp sau 24 giờ phản ứng sẽ mất. Nếu nơi tiêm sưng to có thủy thũng, động vật mệt mỏi dùng dầu nóng xoa bóp nơi sưng 2-3 lần/ngày, cho động vật nghỉ ngơi, ăn uống tốt sau 2-3 ngày sẽ khỏi.

2.2. Phản ứng toàn thân

Nếu phản ứng nhẹ, chỉ cần động vật nghỉ ngơi yên tĩnh nơi thoáng mát, cho ăn thức ăn loãng, giàu đạm, tiêm các loại vitamin, thuốc trợ sức như cafein. Khi động vật sốt cao, các triệu chứng toàn thân nặng, dùng kháng sinh kết hợp hạ sốt và các loại vitamin B1, vitamin C tiêm bắp. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, để gia súc nghỉ ngơi đến khi hết triệu chứng.

2.3. Sốc quá mẫn

Khi động vật sốc quá mẫn phải can thiệp khẩn trương kịp thời. Trước hết đưa ngay động vật vào nơi thoáng mát, yên tĩnh, để đầu cao hơn một chút cho động vật dễ thở. Tiến hành các biện pháp cấp cứu như xoa bóp vùng ngực để tăng dần tần số hô hấp và nhịp tim. Tiêm Adrenalin, truyền tĩnh mạch dung dịch sinh lý mặn hoặc ngọt có trộn với vitamin B1, vitamin C.

Trong khi tiêm phòng vacxin, nếu thấy tỷ lệ động vật có phản ứng cục bộ nặng hoặc phản ứng toàn thân cao trên tỷ lệ cho phép của loại vacxin dùng hoặc động vật bị sốc quá mẫn thì dừng ngay việc tiêm vacxin để làm rõ nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục mới tiêm tiếp.

 

 

Lương Thị Minh Hà

Phòng Dịch tễ Thú y – Chi cục Thú y 

 

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3671097
Số người trực tuyến:32
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn