TIN TRONG NƯỚC

+A =A -A

Mô hình máy cuộn rơm góp phần đồng bộ cơ giới háo trong sản xuất lúa

Thứ Hai, Ngày 31/10/2016
Trong những năm gần đây để giải phóng lượng rơm, rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch lúa nông dân vẫn sử dụng phương pháp đốt rơm là chủ yếu do trong tư tưởng của người dân rơm, rạ còn ít giá trị sử dụng.

 Việc đốt rơm, rạ ngay trên đồng ruộng không chỉ làm ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe con người mà còn gây nguy hiểm cho người và phương tiện giao thông. Mặt khác khi thu rơm thủ công người dân sẽ rất tốn công vì lượng rơm, rạ ngoài đồng khó thu gom trong khi đây đang là nguồn nguyên liệu sử dụng tốt và hiệu quả  cho chăn nuôi trâu, bò, trồng nấm, ủ làm phân bón….

Nhằm góp phần hạn chế các khó khăn nêu trên và tiếp tục thực hiện mục tiêu đưa cơ giới hóa vào khâu sau thu hoạch nhằm đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất lúa, tận thu phụ phẩm nông nghiệp nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Năm 2016 Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã triển khai  mô hình “Hỗ trợ mua máy sử lý rơm, rạ làm thức ăn chăn nuôi”. Đơn vị đã chuyển giao 2 máy cuộn rơm  Star MRB 0850B cho người dân trên địa bàn xã Khánh Nhạc - huyện Yên Khánh và xã Quang Thiện - huyện Kim Sơn với mức hỗ trợ 50% giá trị máy. Đây là hai chiếc máy cuộn rơm đầu tiên trên địa bàn tỉnh Ninh Bình được đưa vào sử dụng trong vụ mùa 2016 và đang bước đầu đem lại hiệu quả cao cho người dân.

Máy Star MRB 0850B là dạng máy cuộn rơm kết hợp với đầu kéo máy cày vì vậy trong quá trình sử dụng sẽ tận dụng được tối đa hiệu quả hoạt động của máy cày. Sản phẩm của máy sẽ cho ra những cuộn rơm có đường kính  50cm, dài 70cm trọng lượng cuộn rơm khô trung bình đạt 15kg, năng suất của máy đạt 60-80 cuộn/h, mỗi ca (8giờ) có thể cuộn trên diện tích từ 3-4ha.

Khi sử dụng máy cuộn rơm sẽ tạo thuận lợi cho người dân trong quá trình thu gom, vận chuyển và bảo quản sau thu hoạch. Đặc biệt trong rơm lúa có hàm lượng chất xơ cao (36-42%), hàm lượng protein (3-5%) vì vậy rơm sau khi cuộn có thể sử dụng làm nguồn thức ăn chính để nuôi trâu bò có thể dễ dàng dự trữ làm thức ăn trong chăn nuôi trong thời gian dài khắc phục được trình trạng thiếu hụt thức ăn trong mùa đông. Đồng thời hiện nay nghề trồng nấm đang phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao tại địa phương tuy nhiên nguồn nguyên liệu sử dụng trồng nấm còn đang khan hiếm các cơ sở sản xuất đang phải đi mua từ những địa phương khác cho nên việc sử dụng máy cuộn rơm sẽ giúp cho người dân trồng nấm có thể chủ động nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương để giảm chi phí sản xuất và góp phần thúc đẩy ngành trồng nấm phát triển.

Việc đưa máy cuộn rơm vào sau thu hoạch lúa đã góp phần kép kín chu trình cơ giới hóa đồng bộ từ khâu làm đất đến sau thu hoạch, nâng cao hiệu quả sản xuất lúa. Thu gom rơm bằng máy đã giúp người dân giảm thất thoát nguồn rơm sau thu hoạch, giảm ngộ độc hữu cơ trong sản xuất lúa; giảm ô nhiễm môi trường do hạn chế việc đốt rơm, rạ và cung cấp nguồn nguyên liệu để phát triển nghề trồng rau, nấm rơm, làm nguyên liệu chăn nuôi trâu, bò… nhằm hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao khi sử dụng máy cuộn rơm cần có sự đồng bộ trong quy hoạch đồng ruộng, cấy lúa cùng giống cùng trà, điều tiết nước hợp lý trước thời điểm thu hoạch lúa.

     

 

Ths. Đinh Thị Hồng Liên

Trung tâm Khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư Ninh Bình


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3689017
Số người trực tuyến:33
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn