CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Biện pháp chăm sóc gia súc gia cầm khi mưa lớn kéo dài

Thứ Tư, Ngày 11/10/2017
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa lớn, kéo dài đối với đàn vật nuôi thì bà con cần quan tâm đến một số biện pháp sau:

* Sửa chữa gia cố lại chuồng nuôi
Đối với một số chuồng nuôi bị dột mái, nước mưa hắt vào,... bà con cần sửa chữa ngay chuồng nhằm hạn chế các tác động bất lợi của thời tiết đến vật nuôi.
Đối với những chuồng nuôi có nền thấp bị ngập nước kéo dài, cần chủ động tìm nơi cao ráo để đưa gia súc gia cầm lên cao. Có thể dùng các vật liệu trong gia đình (gạch, tre, gỗ …) nâng cao nền chuồng ở một khu nhốt riêng để chủ động nhốt gia súc gia cầm. Có thể tìm nơi cao ở những khu vực khác gần chuồng nuôi nhằm sơ tán gia súc gia cầm, tránh đàn vật nuôi bị ướt, chết lạnh.
* Tiến hành tổng vệ sinh chuồng trại
Khơi thông cống rãnh nhằm thoát nước nhanh. Đồng thời thu gom rác thải, dọn chất độn chuồng bị ngấm nước và bổ sung thêm chất độn chuồng mới, đảm bảo nền chuồng luôn khô dáo, sạch sẽ.
Vệ sinh máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. 
Tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng vôi bột hoặc một số thuốc sát trùng như Vikol, Benkocid, Haniodine,...nhằm hạn chế mầm bệnh trong chuồng nuôi.
Đối với những nơi nguồn nước bị ô nhiễm bà con có thể sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng nguồn nước, đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho vật nuôi.
Đối với gia súc, gia cầm bị chết ngay trong và sau đợt mưa, bà con cần báo ngay cho chính quyền địa phương, các cán bộ chuyên môn như thú y, môi trường để tiêu hủy vật nuôi theo đúng quy định tránh ảnh hưởng đến môi trường.
* Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng
Áp dụng tốt kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phù hợp với giống, lứa tuổi, tính biệt và mục đích sản xuất của từng loại gia súc, gia cầm. Cung cấp đủ nước sạch, bổ sung thêm vitamin C, điện giải, đường glucose, nhằm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
Trong chăn nuôi lợn và gia cầm cần dự trữ thức ăn tinh đảm bảo đủ trong thời gian hàng tuần, hàng tháng. Lưu ý trong những ngày mưa kéo dài cần thực hiện tốt việc bảo quản thức ăn tinh do thời tiết ẩm thấp, mưa rột làm thức ăn tinh hay bị nấm mốc vì vậy hàng ngày cần kiểm tra thường xuyên khu để thức ăn tinh. Khi cho gia súc gia cầm ăn chú ý kiểm tra kỹ, khi phát hiện thức ăn nấm mốc, mùi vị không bình thường cần loại bỏ ngay, tuyệt đối không cho con vật ăn.
Đối với trâu bò khẩu phần ăn chính là thức ăn thô xanh vì vậy khi mưa to bà con không chăn thả được, do đó bà con cần chủ động cắt cỏ hoặc tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp như  thân cây ngô, cây chuối,... tuy nhiên trước khi cho trâu bò ăn các nguyên liệu thô xanh phải đảm bảo sạch sẽ, không bị dính đất bẩn, nguyên liệu cần để róc nước, nếu quá non, chứa nhiều nước thì cần để tái, khi cho ăn nên kết hợp với rơm khô để tránh hiện tượng chướng hơi dạ cỏ ở trâu bò nhất là bê nghé.

Trần Văn Luận
 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3695467
Số người trực tuyến:24
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn