CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

5 không, 4 tại chỗ trong phòng chống dịch tả lợn châu phi

Thứ Ba, Ngày 25/06/2019
  Hiện nay, bệnh Dịch tả lợn Châu phiđã xảy ra ở 8/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnhđang diễn biến rất phức tạp, có chiều hướng lây lan rộng, gây giảm đàn nhanhtrong chăn nuôi lợn trên địa bàn toàn tỉnh.

 

 Để khống chế sự lây lan của dịch bệnh vàchủ động bảo vệ đàn lợn trước sự uy hiếp của dịch, mọi người dân cần hiểu đúng về bệnhDịch tả lợn châu phi để phối hợp thực hiện các giải pháp ứng phó phù hợp, hiệu quả và không nên quay lưng với thịt lợn.

 

Bệnh dịch tả lợn Châu phi do virus gây ra,gây tỷ lệ chết cao, có thể lên đến 100% tổng đàn, hiện nay chưa có vacxin an toàn và hiệu quả để ngăn chặn bệnh và không có phương pháp điều trị bệnh đặc hiệu. Nguồn virus lây nhiễm quarất nhiều đường nhưcác phương tiện vận chuyển, dụng cụ, đồ dùng, quần áo nhiễm virus, qua các con vật nuôi tự do (chó, mèo), qua ký sinh trùng, ruồi, muỗi, ve, rận… và đặc biệt nguồi lây lan nhanh, khó kiểm soát  là nguồn thức ăn thừa có chứa thịt lợn nhiễm bệnh. Virus có sức đề kháng rất cao khi ở ngoài môi trường, khi bệnh xảy ra sẽtrở thành dịch, viruskhu trú, tồn tại nhiều năm và rất khó thanh toán dịch.
 
 Để góp phần khống chế dịch bệnh hiệu quả mọi người dân cần thực hiện tốt 5 không 
1. Không dấu dịch;
2. Không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết;
3. Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết;
4. Không vứt xác lợn chết ra ngoài môi trường;
5. Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi.
 
Dịch tả lợn châu phi là bệnh chỉ xảy ra và gây bệnh trên loài lợn, khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng các sản phẩm từ thịt lợn không gây hại cho sức khoẻ con người vì vậy mọi người dân có thể yên tâm sử dụng nguồn lợn sạch, lợn khoẻ từ các cơ sở chăn nuôi, được phép giết mổ an toàn. Không nên hoang mang, quay lưng với thịt lợn.
Đối với các hộ nuôi, các cơ sở đang chăn nuôi lợn: Cần thực hiện nghiêm ngặt biện pháp ATSH trong chăn nuôi, đảm bảo yếu tố cách ly, thường xuyên khử trùng tiêu độc để hạn chế sự lây nhiễm, phát tán của mầm bệnh, hạn chế tối đa đi qua vùng có dịch, cần chủ động nguồn nước độc lập để sử dụng cho chăn nuôi, xử lý nguồn nước bằng Chlorin trước khi sử dụng cho lợn uống, rửa chuồng nuôi. Tuyệt đối không lấy nước từ sông ngòi, kênh mương để sử dụng trực tiếp trong chăn nuôi.
 
Hiện nay, dịch bệnh đã xảy ra ở 8/8 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, cả hệ thống chính trị đang tập trung mọi nguồn lực để khống chế và dập dịch vì vậy người dân tuyệt đối không chủ động mua lợn để nuôi mới, tăng đàn, tái đàn khi chưa được sự cho phép của cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý ở địa phương.
Khi có dịch xảy ra trên địa bàn, mọi người dân cần chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương thực hiện tốt 4 tại chỗ (chỉ đạo tại chỗ, huy động nhân lực, vật lực và phương tiện tại chỗ để tổ chức khống chế và dập tắt ổ dịch, góp phần chủ động, giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội và môi trường do Dịch tả lợn châu phi gây ra.
 

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687151
Số người trực tuyến:16
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn