LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình tổ chức lớp tập huấn “Áp dụng sáng kiến dùng phần mềm Global mapper để đưa lớp bản đồ hiện trạng rừng vào máy định vị GPS Garmin 78 phục vụ cho công tác QLBVR trên địa bàn toàn tỉnh”

Thứ Ba, Ngày 14/07/2020
          Đề tài “Sử dụng phần mềm Global mapper để đưa lớp bản đồ hiện trạng rừng vào máy định vị GPS Garmin 78 phục vụ cho công tác QLBVR trên địa bàn tỉnh Ninh Bình”  của nhóm tác giả do đ/c Nguyễn Văn Dương - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm làm chủ nhiệm cùng các đ/c Ninh Thị Niên, Vũ Quốc Phòng, Lê Tiến Đại, Đỗ Thị Ngọc Mai  Hạt Kiểm lâm Tam Điệp đã nhận được nhiều giải thưởng từ giải sáng tạo khoa học Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình, giải Nhì của tỉnh Ninh Bình và tại Lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật toàn quốc năm 2020, đề tài đã vinh dự là đơn vị duy nhất của tỉnh Ninh Bình đạt giải khuyến khích cấp quốc gia.
          Để áp dụng đề tài vào thực tiễn công tác, ngày 13/7/2020 tại Chi cục Kiểm lâm đã tổ chức lớp tập huấn “Áp dụng sáng kiến dùng phần mềm Global mapper để đưa lớp bản đồ hiện trạng rừng vào máy định vị GPS Garmin 78 phục vụ cho công tác QLBVR trên địa bàn toàn tỉnh”.

          Tới dự và chỉ đạo lớp tập huấn có đ/c Nguyễn Văn Dương - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm - Chủ nhiệm đề tài và đại diện lãnh đạo các phòng chức năng ,đơn vị trực thuộc và các đồng chí học viên là lực lượng kiểm lâm địa bàn.

(Đ/c Nguyễn Văn Dương - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm - Chủ nhiệm đề tài, phát biểu chỉ đạo tại lớp tập huấn.)

         

          Với các phương pháp truyền thống khi xác định vị trí, ranh giới rừng, đất lâm nghiệp với các loại đất khác bằng Bản đồ địa hình bản giấy. Dùng đường đồng mức và các địa hình địa vật cố định ngoài thực địa và trong bản đồ rồi đo khoảng cách bằng thước dây hoặc ước chừng. Phương pháp này độ chính xác chưa cao và hạn chế tính thuyết phục đối các tổ chức, cá nhân có liên quan.

          Sử dụng GPS xác định tọa độ, diện tích ngoài thực tế sau đó phải mang tọa độ về trụ sở cơ quan nhập vào Bản đồ số trên máy tính rồi mới xác định được thông tin cần thiết vị trí đó nằm trong hay ngoài đất Lâm nghiệp và một số thông tin cần thiết khác… rồi mới quay lại địa bàn để giải quyết công việc hoặc thiết lập hồ sơ, xử lý vi phạm.

 

(Các đồng chí học viên về dự lớp tập huấn)

          Hạn chế của các phương pháp cũ là chưa phát hiện được kịp thời các hoạt động của tổ chức cá nhân tại các khu vực giáp ranh với rừng và đất lâm nghiệp để nhắc nhở và ngăn chặn dễ dẫn đến vi phạm vào rừng; Chưa đủ căn cứ để lập được ngay biên bản vi phạm tại hiện trường; Cán bộ Kiểm lâm mất nhiều thời gian, công sức khi thi hành công vụ; Chưa đưa ra được kết quả ngay cho người vi phạm công nhận từ đấy làm hạn chế tính thuyết phục đối với người vi phạm. 

          Giảm hiệu quả công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Kiểm lâm nói chung và Kiểm lâm địa bàn nói riêng trong công tác quản lý bảo vệ rừng hiện có. Từ đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng của các đơn vị cũng như của địa phương. 

          Tính sáng tạo của đề tài là: Xác định ngay được vị trí ranh giới khu vực có vi phạm hay không và các thông tin cần thiết liên quan để kịp thời xử lý tình huống ngay tại hiện trường, sử dụng máy định vị GPS Garmin 78 đã cài Bản đồ hiện trạng rừng giúp Kiểm lâm xác định nhanh những thông tin cần thiết: ranh giới, vị trí, lô, mã 3 loại rừng… Xác định đoạn đường ngắn nhất để tiếp cận lô rừng nhanh nhất...

          Ðây là phương pháp mới mà từ trước đến nay trong ngành Lâm nghiệp của tỉnh Ninh Bình chưa được sử dụng.

          Phương pháp này cho ra kết quả chính xác, các thông tin về vị trí  xác định như: Lô, khoảnh, loại rừng, chủ rừng...để cho người vi phạm nhìn thấy và biết luôn tại hiện trường, tính thuyết phục cao đối với người vi phạm và tạo được niểm tin cho nhân dân.

          Từ khi áp dụng đề tài Kiểm lâm địa bàn Hạt Kiểm lâm Tam Ðiệp đã ngăn chặn kịp thời không để xảy ra vi phạm hơn chục trường hợp, đem lại niềm tin cho nhân dân.

           Ðối với cấp quản lý: Thấy rõ tính hiệu quả trong việc sử dụng công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ. 

         Ðối với KLÐB: Nâng cao năng lực, kỹ năng sử dụng thành thạo máy định vị GPS, máy tính, bản đồ số và các phần mềm liên quan. 

          Ðối với người dân: Tạo được niềm tin và tính thuyết phục trong thi hành công vụ của Kiểm lâm địa bàn. Người dân và các tổ chức hoạt động ven rừng chú ý hơn đến ranh giới rừng và các đất khác, giảm nguy cơ mất rừng. 

          Lĩnh vực QLBVR: Bản đồ số về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn đơn vị quản lý được đưa vào máy định vị GPS  để theo dõi và quản lý bảo vệ rừng nhằm phát hiện sớm, chính xác vị trí ngoài thực địa Kết quả xác định đó làm cơ sở cho việc ngăn chặn, cảnh báo kịp thời và xử lý các vụ vi phạm. 

          Các lĩnh vực khác: Có thể vận dụng ý tưởng của sáng kiến để áp dụng cho các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác như: quản lý đất đai, quản lý tài nguyên, khoáng sản, quản lý đê điều… 

(Các học viên tập trung học tập khi được triển khai áp dụng đề tài sáng kiến)

         

         Khi đề tài được triển khai áp dụng tại tất cả các đơn vị sẽ mang lại hiệu quả: Giảm chi phí, công sức, thời gian cho KLÐB nói riêng và kiểm lâm nói chung khi đi tuần tra, kiểm tra rừng. Có kết quả ngay về xác định hành vi vi phạm trong quản lý bảo vệ rừng, có tính pháp lý cao và thuyết phục đối với người vi phạm, đem lại hiệu quả cao nhất cho việc thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng của đơn vị. 

          Hạn chế những tác động xấu đến môi trường sinh thái do mất rừng và đất lâm nghiệp, đảm bảo được tính bền vững của hệ sinh thái, điều hòa và tạo ra ôxy, chống xói mòn đất, điều hòa nguồn nước và không khí ...

          Giúp cán bộ Kiểm lâm kiểm tra được ngay kết quả, hạn chế đi lại nhiều lần.

          Từ những lợi ích mang lại của đề tài góp phần xây dựng sự phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh trật tự ở địa phương có rừng. 

          Các khu vực nhạy cảm có nguy cơ bị xâm hại, các khu vực có nguy cơ tranh chấp, chồng lấn, các vùng trọng điểm về PCCCR thường xuyên được kiểm tra, đo vẽ chính xác. 

          Vì vậy khi áp dụng đề tài vào thực tiễn sẽ góp phần kiểm soát những khu vực này một cách chặt chẽ, có tính thuyết phục người dân, góp phần bảo vệ rừng tại gốc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao của Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình trong năm 2020 và các năm tiếp theo./.

 

   Người viết bài:

 

 Nguyễn Kiên Định
Phòng QLBVR&BTTN
 
 

 

 

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3670386
Số người trực tuyến:12
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn