LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Thành phố Ninh Bình nhận chứng chỉ "Thành phố ASEAN tiềm năng bền vững môi trường"

Thứ Sáu, Ngày 08/10/2021


       Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia trong khu vực (viết tắt ASEAN) được thành lập vào ngày 08/8/1967 tại thành phố Bangkok, Thái Lan; ngày 28/7/1995 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á  và đến nay ASEAN đã có 10 thành viên chính thức. Mục đích và mục tiêu của ASEAN được nêu rõ trong Tuyên bố ASEAN (hay còn được gọi là Tuyên bố Bangkok năm 1967):

       - Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua những sáng kiến chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á.

        - Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua tôn trọng công lývà pháp quyền trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

       - Thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, khoa học và hành chính.

       - Hỗ trợ lẫn nhau dưới các hình thức đào tạo và cơ sở vật chất phục vụ nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kỹ thuật và hành chính.

       - Hợp tác hiệu quả hơn nhằm sử dụng tốt hơn ngành nông nghiệp và công nghiệp mở rộng thương mại, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

         - Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á.

        - Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, và tìm kiếm các phương thức để có thể hợp tác chặt chẽ hơn gữa các tổ chức này.

       Mục tiêu trên được Hiến chương ASEAN, văn kiện pháp lý quan trọng của ASEAN năm 2008 khẳng định đồng thời bổ sung thêm 15 mục tiêu.

        ASEAN không chỉ là một tổ chức hoạt động vì mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa mà còn quan tâm đến vấn đề môi trường, chống biến đổi khí hậu; phần lớn các quốc gia Đông Nam Á có bờ biển dài và gần một nửa thành viên của ASEAN hiện nay là các quốc đảo do đó vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, nước biển dâng cao... đang là vấn đề quan ngại của các quốc gia Đông Nam Á và phát triển bền vững vì môi trường là mục tiêu phát triển chung của các nước thành viên trong ASEAN. Giải thưởng, chứng chỉ thành phố bền vững về môi trường được sáng lập nhằm vinh danh, thúc đẩy, quảng bá hình ảnh các thành phố tiêu biểu về chất lượng môi trường (không khí, đất sạch và nước sạch) của các nước trong khu vực, nâng cao nhận thức của cộng đồng và lãnh đạo các cấp của các quốc gia về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. 

       Tại hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về môi trường lần thứ 32 (Hội nghị ASOEN 32) thành phố ninh Bình, tỉnh Ninh Bình cùng với thành phố Cần Thơ vinh dự đại diện cho Việt Nam nhận giải thưởng, chứng chỉ "thành phố bền vững về môi trường" trong đó thành phố Cần Thơ nhận giải thưởng thành phố bền vững về môi trường lần thứ 5; thành phố Ninh Bình nhận chứng chỉ thành phố ASEAN tiềm năng bền vững môi trường ở hạng mục đất sạch. Lễ trao giải dự kiến vào tháng 10 năm 2021 tại Indonesia.


       
Chứng chỉ thành phố ASEAN tiềm năng bền vững môi trường là thành quả của những nỗ lực, cố gắng, đồng lòng của các cấp, ngành và nhân dân tỉnh Ninh Bình trong công tác bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, phát triển xanh trong thời gian qua; trong đó không thể không nói đến những cố gắng của ngành Lâm nghiệp, thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại địa phương: tỷ lệ che phủ rừng tăng dần qua các năm, bảo tồn thành công một số loài đặc hữu tại địa phương, phát hiện một số loài mới, tính đa dạng sinh học ngày một nâng cao, diện tích rừng ngập mặn chắn sóng ven biển dần được tăng lên - phát triển trong bối cảnh công nghiệp nặng vẫn đang phát triển như Xi măng, khai thác mỏ đá..., tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài.

Chứng chỉ thành phố ASEAN tiềm năng bền vững môi trường trao cho thành phố Ninh Bình tại hội nghị quan chức cấp cao ASEAN về môi trường lần thứ 32 là một trong những kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bột tỉnh lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025 gắn với kinh tế lâm nghiệp: phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn; bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Tràng An trong phát triển du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái; đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động...đưa Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của cả nước.



 

 

Người viết bài: Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình


 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3688284
Số người trực tuyến:19
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn