CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Cách nhận biết bệnh dại ở chó, mèo và viện pháp phòng chống

 Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho nhiều loại gia súc và người do một loại virus có hướng thần kinh gây ra, gây rối loạn thần kinh trung ương, bắt nguồn từ não và tủy sống, con vật bị bệnh thường thể hiện điên cuồng hay bại liệt. Trong tự nhiên tất cả các loài động vật máu nóng đều mắc bệnh, mẫn cảm như: Chó, mèo, chó sói, cáo, trâu, bò, ngựa, lợn…

Đặc biệt chó, mèo mắc bệnh nhiều nhất, người rất mẫn cảm với bệnh dại.

1. Cách nhận biết:

Thời gian nung bệnh (từ khi bị cắn đến khi phát bệnh) dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn ở gần hay xa thần kinh trung ương (não bộ - đầu) và loài gia súc; độ nông sâu của vết cắn, số lượng độc lực của virus trong nước bọt. Ở người trung bình là 40 ngày, ở chó khoảng 25 ngày. Bệnh dại thường chia làm 2 thể:

* Thể dại điên cuồng. Chia làm 3 thời kỳ: (1) Thời kỳ tiền lâm sàng chó bị dại có dấu hiệu khác thường như trốn vào góc tối, sợ ánh sáng, sợ nước, gió, sủa vu vơ hoặc lại bồn chồn nhảy lên đớp không khí. (2) Thời kỳ điên cuồng chó biến đổi về thần kinh, hoảng loạn, chảy nước dãi, sùi bọt mép,cắn vu vơ, đi lại không chủ định, trở nên dữ tợn điên cuồng. Con vật chạy đi lung tung gặp vật gì cũng cắn xé, tấn công các con vật khác kể cả người. (3) Thời kỳ bại liệt chó mệt lả và bại liệt, nằm vạ vật, trễ hàm, chảy rớt dãi, rối loạn tiêu hóa, kiệt sức rồi chết.

* Thể bại liệt. Chó buồn bã, thích nằm trong bóng tối, hàm trễ, lưỡi thè ra ngoài, nước bọt chảy tự do. Chó bị liệt cơ vòng không nhai, không nuốt và không cắn sủa được.

2. Cách phòng, chống. (1) Đối với con vật: Người dân khi nuôi chó, mèo phải tiêm phòng dại cho con vật. Hiện nay dang sử dụng vaccin vô hoạt tế bào như Rabisin để tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo ở mọi lứa tuổi, rất an toàn và có hiệu lực cao. Ngoài ra chủ nuôi chó mèo phải tuân thủ đúng các quy định: chó nuôi phải xích, nhốt đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng tới người xung quanh. Ở nơi công cộng, nơi đông dân cư, khu đô thị khi đưa chó ra đường phải có rọ mõm. (2) Đối với con người: Bệnh dại rất nguy hiểm và khi người đã phát bệnh dại thì rất khó cứu chữa, tỷ lệ tử vong cao. Ngay sau khi bị con vật nghi dại cào, cắn phải rửa thật kỹ vết thương bằng nước sạch hoặc xà phòng đặc 20%. Dội nước nhiều lần sau đó bôi chất sát khuẩn cồn iod đậm đặc. Không khâu vết thương hoặc làm dập nát thêm vết thương. Và đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, tiêm phòng dại kịp thời, đầy đủ đồng thời phải giữ con vật để báo cáo cơ quan Thú y theo dõi.

* Lưu ý: Sau khi bị chó, mèo nghi dại cắn tuyệt đối không được đập chết hay thả rông chó hay mèo đã cắn mà phải nuôi nhốt theo dõi tình trạng sức khỏe của con vật. Tuyệt đối không dùng các loại thuốc lá để bội hay đắp lên vết thương có thể làm cho tình trạng bệnh nặng lên hay mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

 

Nguyễn Thị Ngọc Hà

P Thú y CĐ - Chi cục Thú y Ninh Bình

 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687681
Số người trực tuyến:27
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn