THUỶ SẢN

+A =A -A

Kết quả triển khai thủ tục hành chính lĩnh vực thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Thứ Hai, Ngày 18/04/2022
 Luật Thuỷ sản được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. So với năm 2003, Luật Thủy sản năm 2017 có nhiều điểm mới với những quy định chi tiết, cụ thể về nuôi trồng, khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Trong đó, có một số điểm mới nổi bật như: quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; quy định về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản, điều tra đánh giá nguồn lợi thủy sản; quy định cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phải được chứng nhận đủ điều kiện trước khi tiến hành sản xuất, cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (gồm cá tra, tôm chân trắng, tôm sú) phải đăng ký cấp mã số... Theo đó, các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực thủy sản được ban hành mới, phân cấp từ trung ương đến địa phương để đảm bảo phù hợp với việc thực thi các quy định mới của Luật Thủy sản.

Thực hiện nhiệm vụ được phân cấp, ngay từ khi Luật Thủy sản được ban hành, Chi cục Thủy sản Ninh Bình đã tích cực phối hợp với địa phương và các đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền các quy định của Luật Thủy sản, tổ chức các hội nghị, tập huấn hướng dẫn các cơ sở thuộc phạm vi quản lý (tổ chức, cá nhân khai thác, sản xuất, nuôi trồng, kinh doanh thủy sản, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản) thực hiện các thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực thủy sản theo quy định. Sau 3 năm Luật Thủy sản có hiệu lực, công tác triển khai thủ tục hành chính của đơn vị đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo phân cấp, Chi cục Thủy sản Ninh Bình có 27 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết; trong đó 14 thủ tục cung cấp dịch vụ công mức độ 3, 12 thủ tục cung cấp dịch vụ công mức độ 4 trên Cổng dịch vụ công của tỉnh; 01 thủ tục đã triển khai thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Chi cục đã tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền cắt giảm thời gian giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị; thực hiện tốt các quy định, quy chế của tỉnh để thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC. Việc thực hiện tiếp nhận hồ sơ trên Hệ thống thông tin một cửa điện TTHC một cách chặt chẽ mà còn giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tra cứu tiến độ giải quyết nâng cao tính công khai minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính và nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Trong 3 năm (từ năm 2019 đến năm 2021), Chi cục đã tiếp nhận và giải quyết 120 hồ sơ, 100% giải quyết theo đúng trình tự đảm bảo về thời gian, chất lượng, không có hồ sơ quá hạn. Riêng năm 2021, đã tiếp nhận và giải quyết 93 hồ sơ; trong đó 98,9% hồ sơ yêu cầu giải quyết TTHC đều được tiếp nhận trực tuyến; 86,4% hồ sơ thực hiện trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công. Tính đến tháng 3/2022, Chi cục Thủy sản đã tiếp nhận, kiểm tra và cấp 40 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, 05 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, 03 Giấy xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực, 38 Giấy phép khai thác thủy sản, 24 Giấy đăng ký tàu cá, 07 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết TTHC, công chức, viên chức Chi cục Thủy sản đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật Thủy sản đến người dân, trực tiếp hướng dẫn cơ sở cách viết nhật ký, lưu trữ hồ sơ trong quá trình sản xuất và duy trì các điều kiện sản xuất theo quy định...
Bên cạnh các kết quả đạt được, trong quá trình triển khai cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc nhất định. Sản xuất thủy sản mang tính chất mùa vụ, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất; đối tượng chính thực hiện TTHC lĩnh vực thủy sản là các tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác thủy sản, sản xuất giống, về cơ bản trình độ am hiểu về pháp luật thấp và một bộ phận ý thức tuân thủ pháp luật còn kém, mang tính chất đối phó. Công tác đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực còn chậm do người nuôi gặp khó khăn khi lập hồ sơ về đất đai theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019. Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc này, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Chính phủ sửa đổi Nghị định để phù hợp với tình hình thực tế. 
Xác định ý nghĩa to lớn của công tác cải cách thủ tục hành chính, trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các TTHC thuộc thẩm quyền của đơn vị, thay đổi hình thức tuyên truyền để người dân dễ dàng nắm được các quy định và tự giác thực hiện; đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản. Các hoạt động đó sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong tuân thủ quy định về nuôi trồng, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo phát triển thủy sản theo hướng bền vững/.
 
Người viết bài: Phạm Phương Thạch

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3688100
Số người trực tuyến:14
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn