THUỶ SẢN

+A =A -A

Một số bệnh thường gặp trên cá nước ngọt vào mùa hè

Thứ Tư, Ngày 22/06/2022

             Mùa hè, nhiệt độ không khí cao, đặc biệt thường xuất hiện các đợt mưa rào gây ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cá nuôi. Với đặc điểm là động vật biến nhiệt, cá chủ yếu trú ẩn tại tầng đáy vào thời điểm nhiệt độ cao (> 38oC) hoặc thời tiết biến động (nắng nóng, mưa bão,…). Từ đó dễ làm phát sinh một số bệnh trên cá nuôi nước ngọt như các bệnh nấm, ký sinh trùng làm cá ngứa ngáy, mất nhớt, lở loét trên thân, hô hấp kém, giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dẫn đến tình trạng cá chậm lớn, tỷ lệ phân đàn cao, bệnh bùng phát có thể làm cá chết hàng loạt gậy thiệt hại sản xuất. Vì vậy, để đảm bảo an toàn dịch bệnh, hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh, trong quá trình nuôi bà con cần nắm vững biện pháp kỹ thuật quản lý và phòng bệnh cho cá nuôi nước ngọt như sau:

                1. Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá:

- Thực hiện công tác chuẩn bị và cải tạo ao nuôi tốt trước khi thả giống.

- Trong quá trình nuôi cần tăng cường quản lý môi trường nước ao, định kỳ kiểm tra yếu tố môi trường như pH, DO, các loại khí độc (NH3, H2S, NO2…)

- Cho cá ăn theo phương pháp 4 định: định chất, định lượng, định thời gian, định vị trí. Thức ăn bổ sung cho cá phải đảm bảo dinh dưỡng, không ôi, thiu, mốc, hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Định kỳ bổ sung vitamin C hoặc các loại chế phẩm có nguồn gốc từ tỏi để tăng cường sức đề kháng cho cá nuôi.

- Vào những ngày thời tiết biến động, tăng cường vận hành các thiết bị phụ trợ bổ sung oxy hòa tan như máy quạt nước, sục khí... đặc biệt là thời điểm từ 11 giờ đêm hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

- Theo dõi hàng ngày hoạt động của cá để kịp thời phát hiện và điều trị khi cá bị nhiễm bệnh, giảm thiểu thiệt hại sản xuất.

2. Một số bệnh thường gặp trên cá nước ngọt vào mùa hè.

Đặc trưng thời tiết mùa hè nắng nóng, cá thường dễ phát sinh một số bệnh phổ biến như trùng mỏ neo, nấm thủy mi, nấm mang, đốm đỏ lở loét do vi khuẩn. Bên cạnh việc chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp cho cá, cần nắm bắt dấu hiệu bệnh lý, phân lập bệnh để có biện pháp phòng trị bệnh thích hợp.

2.1. Bệnh trùng mỏ neo:

- Dấu hiệu bệnh lý: Có thể quan sát bằng mắt thường trùng mỏ neo ký sinh trên thân, gốc vây, hốc mắt và mang cá gây sưng đỏ, chảy máu, cá thường xuyên cọ xát hoặc bơi lội không bình thường.

- Trị bệnh trùng mỏ neo có thể áp dụng một trong các biện pháp sau:

Dùng lá xoan bó thành từng bó ghim ngập nước ao.

Sử dụng Formalin nồng độ 200-250 ml/m3 hoặc thuốc tím (KMnO4) nồng độ 2-5gr/m3 để tắm sát khuẩn cho đàn cá nuôi, thời gian 15-30 phút/lần, thực hiện 3 ngày/lần.

 Phun Formalin nồng độ 20-25 ppm (20-25 ml/m3) xuống ao, 2 lần/tuần, thực hiện trong 2 tuần.

2.2. Bệnh nấm thủy mi

- Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông,1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Khi cá bị bệnh nấm thủy mi sẽ bơi lội không định hướng, ngứa ngáy cọ sạt vào bờ hoặc là các vật dụng trong ao. Từ đó làm tróc vẩy trầy làm các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập và phát triển.

- Để trị bệnh nấm thủy mi cho trên cá nuôi nước ngọt có thể dùng một số hóa chất sau:

Methylen 2 – 3g/m3, KMnO4 1 – 2g/m3 tạt xuống ao và lặp lại 2 lần trong 1 tuần

Sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc Bronopol, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

2.3. Bệnh nấm mang

- Dấu hiệu bệnh lý: Cá bị bệnh, mang có hiện tượng sưng tấy và tiết dịch dính vào nhau,  cá khó thở thường nổi hoặc tập trung ở vùng nước chảy, bỏ ăn. Khi cá bị nhiễm bệnh nặng, sợi nấm và bào tử nấm sẽ theo mạch máu đến tim và các cơ quan khác.

- Trị bệnh nấm mang trên cá nước ngọt có thể dùng thuốc Methylen 2 – 3g/m3, KMnO4 1 – 2g/m3 tạt xuống ao, thực hiện 2 lần/tuần; Có thể sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc Bronopol liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để hạn chế lây lan bệnh.

2.4. Đốm đỏ lở loét do vi khuẩn

- Dấu hiệu bệnh lý: Trên da cá, gốc vây và trong cơ thể có dấu hiệu xuất huyết, mắt cá lồi, hậu môn sưng đỏ và có dịch chảy ra, gan và thận xuất hiện các đốm trắng lấm tấm như hạt gạo.

- Trị bệnh: Sử dụng các loại thuốc kháng sinh có thành phần Florphenicol với lượng 15-20 mg/kg cá/ngày hoặc Doxyciline với lượng 30 - 50mg/kg cá/ngày. Có thể trộn thuốc vào thức ăn cho cá, cho cá ăn liên tục trong 5-7 ngày đồng thời xử lý nước ao nuôi bằng các loại hóa chất, Vitaco, BKC…liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

          Trên đây là một số biện pháp phòng và điều trị bệnh thường gặp trên cá nước ngọt trong mùa hè. Kính chúc bà con có vụ sản xuất thắng lợi.

 

 

Cá trắm cỏ bị bệnh trùng mỏ neo

 

 

Cá trắm cỏ bị bệnh nấm mang

 

 

    

 

 

 

 

 

Đặng Thị Thu Trang


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3693775
Số người trực tuyến:26
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn