QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

+A =A -A

Hội nghị trực tuyến tăng cường hợp tác quốc tế phát triển ngành HALAL Việt Nam

Thứ Hai, Ngày 04/07/2022

      

      Chiều ngày 28/6, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển ngành Halal Việt Nam” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến tại Hà Nội.

 

      Hội nghị nhằm đánh giá thực trạng, triển vọng ngành Halal tại Việt Nam; xác định các biện pháp, cách thức mới về tăng cường hợp tác và tận dụng các nguồn lực quốc tế để nâng cao năng lực tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ Halal trên toàn cầu và xây dựng định hướng phát triển ngành Halal Việt Nam toàn diện và bền vững đến năm 2030. Hội nghị thu hút sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của khoảng 300 đại biểu từ hơn 100 điểm cầu trong nước và quốc tế. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu chủ trì và điều hành Hội nghị.

 

      Tham dự Hội nghị và điều hành điểm cầu Ninh Bình có đồng chí Trần Văn Bách – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Sở; đại diện các Sở, ngành: Công thương; Khoa học và Công nghệ; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh.

 

      Phát biểu chào mừng Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhấn mạnh thị trường Halal toàn cầu giàu tiềm năng, đang phát triển nhanh với nhiều lĩnh vực; khẳng định Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành Halal với vị trí địa lý thuận lợi, có nhiều thế mạnh về nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dịch vụ…; thị trường rộng lớn và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, toàn diện khi tham gia nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, trong đó có các FTA thế hệ mới; khẳng định Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới việc khai mở và hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường Halal toàn cầu.

 

      Phát biểu tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Quốc Doanh đánh giá ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội, thể hiện vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, đặc biệt trong các giai đoạn khó khăn. Nhiều nông sản của Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với yêu cầu chứng nhận Halal và được người Hồi giáo ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay thực phẩm Halal xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là nông, thủy sản thô và sơ chế. Từ đó, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đề nghị Hội nghị tập trung vào đối thoại chính sách; hướng dẫn quy trình sản xuất, chế biến; trao đổi, cung cấp các thông tin thị hiếu, thị trường Halal… hỗ trợ cho các sản phẩm của Việt Nam.

 

      Hội nghị đã nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến của các đại biểu đại diện cho các Sở, ngành tại Trung ương và các địa phương. Các ý kiến tập trung phân tích những thuận lợi, khó khăn và đưa ra giải pháp để phát triển ngành Halal Việt Nam trong thời gian tới. Chúng ta có những thuận lợi về vị trí địa lý, nguồn nông sản thô dồi dào…đã bước đầu tiếp cận thị trường Halal toàn cầu, song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Sự khác biệt về văn hóa, quy trình chứng nhận phức tạp, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Halal còn hạn chế, chưa có cơ chế xúc tiến thương mại riêng đối với sản phẩm Halal, sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều nước có cơ cấu xuất khẩu tương đồng…là những khó khăn lới nhất đối với ngành Halal Việt Nam.

 

      Hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 05 doanh nghiệp chế biến sản phẩm nông sản xuất khẩu, tuy nhiên chỉ có 01 doanh nghiệp có sản phẩm được chứng nhận Halal là Công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao với các sản phẩm rau, củ, quả đóng hộp.

 

      Trong thời gian tới với các giải pháp đưa ra khi kết thúc Hội nghị như: Tăng cường, thúc đẩy hợp tác song phương, các cơ quan chuyên môn sớm ban hành tiêu chuẩn chung, hoàn thiện cơ sở pháp lý, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn về Halal tại các địa phương cho các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp, quan tâm cấp kinh phí và ban hành cơ chế xúc tiến thương mại riêng đối với ngành Halal…sẽ mở ra một bước tiến mới đối với ngành Halal Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng, nơi tập trung các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản vừa và lớn so với cả nước.

 

 

 

 

 

Nhữ Thị Hoàn


            

 CÁC TIN KHÁC

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Ninh Bình tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, đặc sản và sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Bình với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La
Đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn
Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch công tác năm 2024
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Ninh Bình tiếp và làm việc với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3695533
Số người trực tuyến:42
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn