CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Đẩy mạnh phát triển thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi gia súc

Thứ Sáu, Ngày 02/06/2017
Để góp phần vào công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chăn nuôi thì giống được coi là khâu then chốt mở đầu cho cả quá trình. Trong đó, việc ứng dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (TTNT) là tiền đề để nâng cao năng suất chất lượng giống vật nuôi.

TTNT có nhiều ưu điểm sau:
- Cần ít đực giống ->chọn đực giống tốt-> đẩy nhanh tiến bộ di truyền, nâng cao năng suất truyền giống. Một lần khai thác tinh có thể phối giống cho nhiều cái giống (lợn đực giống khai thác tinh 1 lần có thể pha chế phối giống cho 8- 10 con lợn nái, tinh bò đực khai thác 1 lần có thể pha loãng và SX đ-ược 100-150 cọng rạ (phối có chửa 60-80 con).
- Giảm chi phí nuôi đực giống, chi phí vận chuyển con giống.
- Khắc phục đ¬ược sự chênh lệch về tầm vóc, có thể mang được tinh dịch đi xa đến được những nơi khó khăn trong việc vận chuyển con giống, từ đó nâng cao chất lượng đàn giống tại địa phương đó.
- Tránh được những bệnh lây lan qua đ¬ường sinh dục, đảm bảo an toàn vệ sinh thú y và sức khỏe cho đàn gia súc.
- Giúp quản lý và thực hiện ch¬ương trình giống thống nhất.
1. Ứng dụng thụ tinh nhân tạo trong chăn nuôi lợn
    Ứng dụng TTNT trong chăn nuôi lợn nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng đàn lợn địa phương theo hướng nạc hóa bằng các giống lợn đực như:
Landrace,Yorshire, Duroc, con lai PiDu,..
    Để phát triển mạnh phong trào TTNT trong chăn nuôi lợn thì bà con cần chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác lợn đực giống theo hướng VietGap (như nuôi dưỡng, cách ly, các thao tác khai thác, pha chế và bảo quản tinh) nhằm quản lý và giám sát thực trạng sử dụng lợn đực giống, kiểm định chất lượng chặt chẽ từ đó chủ động được nguồn giống an toàn tránh hiện tượng đồng huyết, cận huyết, góp phần nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn.
2. Ứng dụng TTNT trong chăn nuôi Bò
    Việc ứng dụng TTNT trong chăn nuôi Bò theo 2 hướng.
Một là, sử dụng tinh bò đực  phối đàn cái giống  theo hướng sinh sản, tức là tuyển chọn ở thế hệ sau đàn bò cái đạt tiêu chuẩn giữ lại làm giống. Hiện nay thường sử dụng tinh bò lai Zebu (Laisind, Brarmanh) nhằm tạo ra đàn cái nền vừa có khả năng sinh sản tốt, vừa có tầm vóc cao to hơn bò vàng, bò cỏ địa phương.
    Hai là, sử dụng tinh bò đực để phối giống đàn cái nền Laizebu phát triển theo hướng thịt. Hiện nay, người chăn nuôi có thể đưa các giống bò hướng thịt như bò BBB có nguồn gốc từ Bỉ, Brarmanh từ Mỹ nhằm tạo ra con lai cho năng suất, tỷ lệ thịt xẻ cao hơn so với bò địa phương.
    Khi chọn bò cái nền tham gia phối tinh nhân tạo với các giống bò đực cao sản thì bà con cần lưu ý:
    + Không nên sử dụng cho cái hậu bị, chưa sinh sản lứa nào (vì tỷ lệ thụ thai thấp hơn so với cái ở các lứa đẻ sau, ngay cả với phối trực tiếp).
+ Tránh sử dụng thụ tinh nhân tạo với cái già, tốt nhất nên dùng cho cái sinh sản từ lứa 2 - lứa 5, các lứa trước dễ đẻ, nên chọn những con có tầm vóc lớn, trọng lượng cơ thể từ 250 kg trở lên và có giá trị di truyền cao.
+ Nên phối giống ở thời điểm mát trong mùa hè (sáng sớm, chiều tối, hay ban đêm) vì nhiệt độ cao (38 - 400 C) có thể làm giảm tỷ lệ thụ thai.
  Bà con lưu ý, trong công tác TTNT thì việc ghi chép nhật ký phối giống, thông tin về cái giống, số hiệu đực giống (ghi trên cọng tinh bò đực) rất quan trọng. Nhằm tránh sử dụng tinh đực giống phối với con cái có cùng quan hệ huyết thống dẫn đến hiện tượng đồng huyết, cận huyết, ảnh hưởng đến chất lượng giống ở các thế hệ sau.

 

                                                                                                             Người viết
                                                                                             KS. Trần Văn Luận - TTKNNB

 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3688281
Số người trực tuyến:21
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn