TRỒNG TRỌT - BẢO VỆ THỰC VẬT

+A =A -A

Tình hình bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ mùa năm 2018

Thứ Hai, Ngày 30/07/2018

Đến nay trà lúa mùa sớm đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ đến cuối đẻ, trà lúa mùa trung, mùa muộn: Bén rễ - hồi xanh, đẻ nhánh. Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và  bão số 3 từ ngày 18/7 đến ngày 22/7/2018, đã gây ra mưa lớn diện rộng, ảnh hưởng đến việc gieo cấy và sinh trưởng phát triển của cây lúa, một số diện tích bị ngập úng phải tỉa dặm và gieo, cấy lại. Tuy nhiên, kết quả điều tra tình hình dịch hại trên đồng ruộng cho thấy: 
Bệnh lùn sọc đen phương Nam đã xuất hiện và gây hại rải rác trên trà lúa cấy sớm ở HTX Liên Huy, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn và HTX Đông Yên, Yên Lâm, huyện Yên Mô. Đồng thời, hiện nay rầy trưởng thành lưng trắng lứa 4 đang di trú trên các trà lúa, đặc biệt trên trà lúa gieo sạ ở giai đoạn 3-4 lá. Mật độ  phổ biến từ: 2-3 con/m2, nơi cao: 7-10 con/m2, cá biệt: 15-20 con/m2 (Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn…). Qua kết quả giám định mẫu rầy của Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc ở 11 HTX của các huyện Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Gia Viễn có 2 mẫu rầy ở HTX Liên Huy, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn và HTX Đông Yên, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô (chiếm 18,2% số HTX) dương tính với virus lùn sọc đen phương Nam. Trong thời gian tới, mật độ rầy lưng trắng mang virus tiếp tục tăng trên các trà lúa kết hợp với nguồn bệnh sẵn có trên đồng ruộng, nguy cơ gây hại của bệnh lùn sọc đen phương nam ở vụ mùa là rất lớn, nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời bệnh sẽ lây lan và gây hại nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ.
Ngoài  ra bướm sâu đục thân hai chấm lứa 4 tiếp tục ra rộ đến 7/8 sâu non nở rộ từ 25/7-15/8 gây hại cục bộ trên các trà lúa mùa sớm ở các huyện: Nho Quan, TP Tam Điệp. Chuột, ốc bươu vàng, rêu nhớt hại cục bộ. 
Để hạn chế sự lây lan và gây hại của bệnh lùn sọc  phương nam đen trên đồng ruộng, bảo vệ sản xuất lúa vụ Mùa năm 2018. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị:
- Khẩn trương rút nước ở những nơi bị ngập úng; Tập trung gieo cấy những diện tích lúa còn lại trong khung thời vụ; tỉa dặm những diện tích lúa bị khuyết mật độ; bón phân cân đối, đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho lúa sinh trưởng và phát triển tốt.
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, diễn biến các đối tượng dịch hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng (Chú ý: Bệnh lùn sọc đen, sâu đục thân lúa 2 chấm lứa 4, chuột hại…).
1. Đối với bệnh lùn sọc đen:
* Trên lúa cấy: 

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và nhổ vùi cây bị bệnh kịp thời để hạn nguồn bệnh lây lan trên đồng ruộng và cấy dặm bằng cây lúa khoẻ.
- Phun thuốc trừ rầy trên ruộng bị bệnh và nhứng ruộng xung quanh bằng các loại thuốc trừ rầy nội hấp như: Penalty 40WP, Sutin 5EC; 50WP, Chess 50WG, Palano 600WP, Midan 10WP, Cytoc 250WP...
* Trên lúa gieo sạ: 
 - Phun thuốc trừ rầy lưng trắng trên toàn bộ diện tích lúa lúa gieo sạ ở giai đoan 4-5 lá bằng các loại thuốc trừ rầy nội hấp như: Penalty 40WP, Sutin 5EC; 50WP, Chess 50WG, Palano 600WP, Midan 10WP, Cytoc 250WP…
2. Đối với sâu đục thân lúa 2 chấm: Phun trừ trên những ruộng có mật độ ổ trứng ≥ 0,3 ổ/m2 khi sâu non tuổi 1 nở rộ. Thời gian phun trừ từ ngày 1/8-10/8. Những ruộng có mật độ ổ trứng ≥ 1 ổ/m2 phải  phun kép 2 lần, lần 2 sau lần 1 từ 5-7 ngày bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu: Prevathon 5SC; Voliam Targo 063SC, Tasodant 600EC; Bonus Gold 50EC; Victory 585EC; Virtako 40WG...
     3. Đối với chuột hại: Tiếp tục diệt chuột ở giai đoạn ngay sau cấy bằng các biện pháp để hạn chế sự gây hại của chuột trên đồng ruộng.
    Ngoài ra tiếp tục bắt và diệt trừ ốc bươu vàng, phun trừ rêu nhớt trên lúa.
* Lưu ý: Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn, trong vài ngày tới thời tiết vẫn tiếp tục mưa ,vì vậy các hộ dân cần tranh thủ thời tiết tạnh ráo để phun trừ. Sau khi phun thuốc gặp mưa phải phun lại để đảm bảo hiệu quả phòng trừ.
Các trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, thành phố căn cứ vào thông báo của chi cục và tình hình cụ thể của địa phương tham mưu, hướng dẫn, chỉ đạo các HTX và bà con nông dân phun trừ kịp thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các đối tượng dịch hại gây ra
 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3662170
Số người trực tuyến:10
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn