LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Những điều cần biết về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng ( phần 3 )

Thứ Năm, Ngày 01/11/2018

 

31. GIA ĐÌNH TÔI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO 10 HA RỪNG ĐỂ SỬ DỤNG ỔN ĐỊNH LÂU DÀI VÀO MỤC ĐÍCH LÂM NGHIỆP, CÓ ĐƯỢC HƯỞNG TIỀN DVMTR KHÔNG? Trả lời: Theo quy định tại Nghị định số 99/2010/ NĐ-CP hộ gia đình chỉ được nhận tiền chi trả DVMTR khi khu rừng đó: 1. Cung ứng DVMTR; 2. Được UBND huyện xác nhận theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp, có xác nhận của UBND xã.


32. NGƯỜI DÂN CÓ THỂ TRỰC TIẾP NHẬN TIỀN TỪ BÊN SỬ DỤNG DVMTR ĐƯỢC KHÔNG? Trả lời: 1. Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, được cụ thể hoá tại Điều 3 Thông tư số 04//2018/TT-BTC ngày 17/01/2018, những người dân là chủ khu rừng cung ứng DVMTR có thể trực tiếp nhận tiền chi trả DVMTR từ bên sử dụng DVMTR mà không cần thông qua tổ chức trung gian, được gọi là hình thức chi trả trực tiếp. 2. Chi trả trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng thỏa thuận tự nguyện giữa bên sử dụng và người dân trong đó xác định rõ về loại dịch vụ, mức chi trả (không thấp hơn mức do Nhà nước quy định đối với cùng một loại DVMTR), thời điểm, phương thức chi trả.


33. CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN NÀO ĐƯỢC TRẢ TIỀN DVMTR? Trả lời: Theo Điều 8 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP thì chỉ có các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng DVMTR cho bên sử dụng DVMTR mới được chi trả tiền DVMTR. Chủ rừng được UBND cấp huyện xác nhận theo đề nghị của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cùng cấp có xác nhận của UBND cấp xã.


34. BÊN SỬ DỤNG DVMTR PHẢI TRẢ TIỀN DVMTR TỪ KHI NÀO? Trả lời: Bắt đầu tính tiền chi trả DVMTR từ ngày 01/01/2011 theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Trường hợp bên sử dụng DVMTR bắt đầu hoạt động sau ngày 01/01/2011, thì thời điểm bắt đầu tính chi trả DVMTR là ngày bắt đầu có hoạt động sản xuất kinh doanh.


35. ĐIỀU KIỆN CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐƯỢC NHẬN TIỀN DVMTR LÀ GÌ? Trả lời: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được nhận tiền DVMTR khi: 1. Có cam kết bảo vệ rừng cung ứng DVMTR với UBND cấp xã; và 2. Có diện tích rừng cung ứng DVMTR được nghiệm thu.


36. NẾU CHỦ RỪNG CỦA KHU RỪNG CUNG ỨNG DVMTR LÀ HỘ GIA ĐÌNH NHƯNG KHÔNG CÓ HỘ KHẨU THƯỜNG TRÚ Ở ĐỊA PHƯƠNG THÌ THỦ TỤC ĐỂ ĐƯỢC CHI TRẢ DVMTR THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO? Trả lời: Đối với chủ rừng của khu rừng cung ứng DVMTR là hộ gia đình nhưng không có hộ khẩu thường trú ở địa phương, thủ tục để được chi trả DVMTR thực hiện như đối với chủ rừng có hộ khẩu thường trú tại địa phương.


37. ĐIỀU KIỆN HỘ NHẬN KHOÁN ĐƯỢC NHẬN TIỀN CHI TRẢ DVMTR LÀ GÌ? Trả lời: 1. Hộ nhận khoán rừng quy định Điều 8 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, gồm: các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn. 2. Hộ nhận khoán rừng được nhận tiền chi trả DVMTR theo hợp đồng nhận khoán bảo vệ rừng với chủ rừng là tổ chức nhà nước. Hợp đồng nhận khoán do bên giao khoán lập, ký và có xác nhận của UBND cấp xã. 3. Diện tích rừng cung ứng DVMTR nhận khoán bảo vệ rừng được bên khoán bảo vệ nghiệm thu.


38. XÁC ĐỊNH DIỆN TÍCH RỪNG ĐƯỢC CHI TRẢ DVMTR CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN; UBND CẤP XÃ, CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ-XÃ HỘI ĐƯỢC NHÀ NƯỚC GIAO TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ RỪNG? Trả lời: Theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT, ngày 15/11/2017 của Bộ NN&PTNT, như sau: 1. Trước ngày 31/12, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh chủ trì, phối hợp với hạt kiểm lâm xác định diện tích rừng được chi trả DVMTR cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, UBND cấp xã, các tổ chức chính trị -xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng trên cơ sở cập nhật bản đồ chi trả DVMTR từ kết quả theo dõi diễn biến rừng hàng năm. Trường hợp chưa có kết quả theo dõi diễn biên rừng cả năm, thì sử dụng số liệu, bản đồ được cập nhât đến hết Quý III của năm đó. 2. Trước ngày 15 tháng 01 năm sau, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh phối hợp với Hạt kiểm lâm kiểm tra, xác minh diện tích rừng được chi trả DVMTR đối với trường hợp có kiến nghị. 3. Trước ngày 25 tháng 01 năm sau, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh tổng hợp diện tích được chi trả DVMTR của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; UBND cấp xã, các tổ chức chính trị -xã hội được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này làm cơ sở thanh toán tiền chi trả DVMTR. 4. Chi phí xác định diện tích cung ứng DVMTR được sử dụng nguồn kinh phí quản lý của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác.


39. NẾU HỘ NHẬN KHOÁN BVR CHO MỘT KHU RỪNG CUNG ỨNG DVMTR CHO NHIỀU ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG DVMTR THÌ HỘ NHẬN KHOÁN ĐÓ CÓ ĐƯỢC HƯỞNG TẤT CẢ CÁC KHOẢN TIỀN DVMTR CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ HAY KHÔNG? Trả lời: Theo quy định tại Điều 6, Thông tư số 22/2017/TT-BNNPTNT, nếu hộ nhận khoán BVR cho một khu rừng cung ứng DVMTR cho nhiều đối tượng sử dụng DVMTR thì hộ nhận khoán đó có được hưởng tất cả các khoản tiền chi trả DVMTR của các đối tượng sử dụng dịch vụ.


40. QUYỀN CỦA CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THAM GIA CUNG ỨNG DVMTR LÀ GÌ? Trả lời: Quyền của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được quy định trong Luật BV&PTR. Khi chủ rừng tham gia cung ứng DVMTR có quyền theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn như sau: 1. Được yêu cầu người sử dụng DVMTR (nếu chi trả trực tiếp) hoặc Quỹ BV&PTR cấp tỉnh (nếu chi trả gián tiếp) chi trả tiền sử dụng DVMTR theo quy định của Nhà nước; 2. được cung cấp thông tin về các giá trị DVMTR; số tiền chi trả DVMTR được nhận trong năm; 3. được tham gia vào việc kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước trong việc thực hiện chi trả DVMTR.


41. NGHĨA VỤ CỦA CHỦ RỪNG LÀ HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN THAM GIA CUNG ỨNG DVMTR LÀ GÌ? Trả lời: Nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được quy định trong Luật BV&PTR. Khi chủ rừng tham gia cung ứng DVMTR có nghĩa vụ theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn như sau: 1. Phải đảm bảo diện tích rừng cung ứng dịch vụ được bảo vệ và phát triển theo đúng chức năng được quy định trong quy hoạch và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; 2. Không được phá rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng trái phép; 3. Ký cam kết bảo vệ rừng và cung ứng DVMTR với UBND cấp xã; 4. Tự kê khai kết quả bảo vệ rừng cung ứng DVMTR gửi Trưởng thôn.


42. NẾU HỘ NHẬN KHOÁN BVR THỰC HIỆN KHÔNG TỐT TRÁCH NHIỆM BVR ĐỂ CHO KHU RỪNG BỊ XÂM LẤN, XÂM HẠI, SUY THOÁI THÌ CÓ ĐƯỢC NHẬN TIỀN DVMTR HAY KHÔNG? Trả lời: 1. Hộ nhận khoán bảo vệ rừng có trách nhiệm thực hiện đúng theo hợp đồng khoán bảo vệ rừng đã ký với chủ rừng là tổ chức, được nhận tiền chi trả DVMTR theo kết quả nghiệm thu của chủ rừng. 2. Trong trường hợp hộ nhận khoán BVR thực hiện không tốt trách nhiệm BVR, để cho khu rừng bị xâm lấn, xâm hại, suy thoái, thì việc xử lý được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành đối với việc vi phạm các nội dung trong hợp đồng đã được ký kết. (Còn tiếp...).
 

 

 

    Người viết:


   Lê Sỹ Dương


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3693034
Số người trực tuyến:16
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn