THUỶ SẢN

+A =A -A

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt theo hình thức sông trong ao

Thứ Tư, Ngày 04/03/2020
Hiện nay, nuôi cá nước ngọt theo hình thức "sông trong ao" đang được nhiều hộ dân áp dụng và nhân rộng ở các tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, thành phố Hà Nội....

Hình ảnh mô phỏng mô hình nuôi cá hình thức “sông trong ao” trên ao nuôi diện tích 10.000m2
 

 Với hình thức nuôi cá này có thể giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm; góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh; nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
Tỉnh Ninh Bình có diện tích mặt nước đang sử dụng nuôi cá nước ngọt khá lớn khoảng 10.820 ha, trong đó diện tích nuôi cá ao, hồ 5.920 ha, nuôi cá ruộng trũng 4.900 ha. Các hộ nông dân trong tỉnh với sự mạnh dạn đổi mới công nghệ trong nuôi thủy sản, đã chủ động tiếp cận và ứng dụng thành công các mô hình sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác. Hiện nay, diện tích nuôi cá nước ngọt thâm canh năng suất cao đạt khoảng 500ha. Để góp phần định hướng, khuyến khích phát triển sản xuất thủy sản theo chủ trương của ngành, Chi cục Thủy sản giới thiệu kỹ thuật nuôi cá nước ngọt theo hình thức “sông trong ao” như sau:


    1. Đặc điểm, nguyên lý kỹ thuật nuôi cá hình thức “sông trong ao”
    - Bản chất của mô hình nuôi cá theo hình thức “sông trong ao” là chủ động tạo dòng nước chảy liên tục (chảy như sông) trong ao suốt quá trình nuôi để nước luôn đủ ôxy cung cấp cho cá. Hệ thống máy nén đưa không khí nén qua hệ thống giàn thổi khí đặt gần sát đáy ao. Không khí nén được đưa xuống đáy ao và đẩy từ dưới lên mặt ao. Hiện tượng oxy hóa làm cho khí độc bay lên. Khí nén xuống đáy ao cũng tạo ra dòng chảy và đẩy các khí độc khỏi đáy ao.
    - Nguồn nước sử dụng tuần hoàn, không cần thay tháo nước trong ao, không phụ thuộc vào nguồn nước cấp bên ngoài môi trường, tránh nguy cơ lây lan mầm bệnh. Vì vậy thích hợp cho những vùng chuyển đổi tập trung NTTS có nguy cơ ảnh hưởng bởi nước thải công nghiệp hoặc đang bị phụ thuộc bởi nguồn nước điều tiết từ hệ thống thủy lợi nội đồng nói chung.
    - Cá được nuôi trong điều kiện nước chảy, vận động liên tục, không tiếp xúc trực tiếp với bùn đáy, sinh trưởng trong môi trường trong sạch nên chất lượng thịt săn chắc, thơm ngon hơn so với nuôi trong ao nước tĩnh truyền thống. Năng suất rất cao hơn từ 3 – 5 lần so với nuôi truyền thống.
    - Trong quá trình nuôi, thức ăn dư thừa và chất thải của cá được thu gom bằng hệ thống hút tự động, được xử lý bằng chế phẩm sinh học hoặc hút ra ngoài để làm phân vi sinh. Nước sau khi lắng lọc có thể đưa trở lại để bổ sung cho hệ thống ao nuôi.
    - Thu hoạch toàn bộ thuận tiện. Sau mỗi vụ nuôi cá cho phép thả con giống mới ngay không cần phải tháo cạn ao để vét bùn, khử trùng, phơi khô bể (máng) xử lý đáy ao/bể... Vì vậy hình thức nuôi này cho phép người nông dân có thể nuôi nhiều vụ trong năm.


    2. Điều kiện khu nuôi
    * Ao nuôi:
    Ao nuôi diện tích từ 10.000 m2 trở lên, độ sâu ao từ 2 – 2,5 m. Bờ bao chắc chắn tránh rò rỉ, thẩm lậu nước.
    * Bể (máng) nuôi:
    - Kích thước bể (máng) nuôi phụ thuộc vào kích thướcao, tỷ lệ thể tích bể (máng) nuôi thông thường tương ứng 2,5% thể tích ao. Đối với ao có diện tích 10.000 m2 có thể thiết kế được 02 bể (máng) kích thước: 25 x 5 x 2 m.
    - Máng nuôi cá được xây bằng gạch, bề mặt được trát nhẵn, đáy máng đổ bê tông kiên cố và trát trơn nhẵn. Ở hai đầu bể (máng) có cổng chắn bằng lưới thép không rỉ hoặc bọc nhựa PVC để ngăn giữ cá. Đồng thời được lắp đặt hệ thống máy thổi khí nén, tạo dòng chảy liên tục một chiều dọc theo chiều dài bể (máng). Ngay cuối bể (máng) được lắp đặt hệ thống thu gom phân, chất thải của cá. Hai đầu bể có lưới chắn để cá không ra ngoài ao.
    * Điều kiện hạ tầng, kỹ thuật:
    - Nguồn điện chủ động, có thể lắp đặt hệ thống điện 3 pha và có máy phát điện dự phòng.
    - Người nuôi có trình độ và kinh nghiệm NTTS.
    - Đây là mô hình mới khép kín, yêu cầu kỹ thuật cần đầu tư đồng bộ hệ thống máy móc ngay từ đầu.

 

3. Cá giống
    - Mật độ nuôi cá truyền thống phổ biến từ 70 – 80 con/m3 bể (máng).
    - Cá nuôi trong bể (máng) nên chọn cá cỡ giống lớn, nuôi theo hình thức nuôi đơn các đối tượng chính như cá chép, cá trắm cỏ, cá trắm đen… Bên ngoài bể (máng) thả cá mè để cá ăn phù du giúp lọc nước sạch hơn.


    4. Chăm sóc, quản lý
    - Thường xuyên kiểm tra hệ thống máy móc thiết bị trong ao, bể. Đảm bảo hệ thống vận hành thường xuyên liên tục tạo dòng chảy đều trong bể (máng).
    - Hệ thống thu gom phân, chất thải cá, được vận hành tự động 3 lần/ngày.
    - Đối với thức ăn thừa và chất thải của cá khi được máy hút ra ngoài có thể thiết kế hệ thống Biogas để tuần hoàn chứa và xử lý hoặc sử dụng làm phân vi sinh.
    - Ao có vai trò chính là chứa nước lắng lọc tuần hoàn sau đó cấp vào bể (máng). Cần định kỳ kiểm tra yếu tố môi trường nước, sử dụng các loại chế phẩm sinh học cải thiện chất lượng nước đảm bảo môi trường ổn định cho cá phát triển.
Để biết chi tiết thêm thông tin, bạn đọc liên hệ với Chi cục Thủy sản Ninh Bình, điện thoại: 02293 873760.

 

 

 

 

      Người viết bài


Kỹ sư Đặng Thị Thu Trang


 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687374
Số người trực tuyến:20
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn