THUỶ SẢN

+A =A -A

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 vụ/năm tại huyện Kim Sơn

Thứ Ba, Ngày 17/03/2020
Nhiều năm nay,  nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng ven biển huyện Kim Sơn vì không chỉ đem lại thu nhập cao còn giải quyết công ăn việc làm cho phần lớn lao động tại địa phương ở các xã bãi ngang. Đặc biệt việc ứng dụng công nghệ mới, nuôi tôm thẻ chân trắng qua đông trong hệ thống ao phủ bạt đã mở ra hướng phát triển mới cho nghề nuôi tôm của tỉnh Ninh Bình, góp phần mang lại nguồn thu ổn định cho các hộ tham gia.

 

 

Theo thống kê của Chi cục thủy sản Ninh Bình diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Kim Sơn là 3,349.4 ha trong đó diện tích nuôi tôm sú, cua biển quảng canh cải tiến, bán thâm canh là 2,019.4 ha, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng bán thâm canh, thâm canh đạt 130 ha và 1,200 ha diện tích nuôi ngao.

Theo Ông Phạm Văn Hải – Trạm trưởng Trạm thủy sản Kim Sơn – Yên Khánh cho biết do tỉnh Ninh Bình là một tỉnh phía Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia ra làm bốn mùa Xuân, Hạ ,Thu, Đông. Mùa đông nhiệt độ giảm xuống rất thấp có lúc xuống dưới 10oC, mùa hè nhiệt độ tăng cao đến 38 oC. Bên cạnh đó, hàng năm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều của những cơn bão và mưa lớn kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh nói riêng và  nghề nuôi thủy sản nói chung tại huyện Kim Sơn.

Vì vậy  nếu không làm ao có mái che sẽ khó nuôi được tôm vụ đông. Mái che có tác dụng giữ nhiệt bên trong ao, vào mùa đông nhiệt độ bên ngoài trời và bên trong ao sẽ chênh lệch từ 10 -12 oC, đảm bảo tôm nuôi thích nghi.

Hiện nay, tại vùng ven biển huyện Kim Sơn nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh phần lớn các hộ chỉ thực hiện được 02 vụ/năm. Trong 130 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh chỉ có khoảng 20ha các hộ xây dựng nhà lưới để nuôi tôm vụ đông xuân, nhưng do kỹ thuật chưa cao, cơ sở hạ tầng còn hạn chế, ứng dụng tiến bộ khoa học còn chậm…, điều này đã làm hạn chế thế mạnh mũi nhọn của huyện Kim Sơn, sản lượng thủy sản sản xuất ra cũng như hiệu quả kinh tế đem lại chưa tương xứng với thế mạnh của vùng.

Theo Ông Đặng Thanh Doãn – Giám đốc Công ty TNHH MTV Tân Vân, địa chỉ tại Khối 1 – TT. Bình Minh – huyện Kim Sơn cho biết: Để hạn chế những đặc điểm về khí hậu ảnh hưởng tới nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh Công ty TNHH MTV Tân Vân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến,  sử dụng hình thức nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong nhà mái che kết hợp với áp dụng công nghệ Biofloc, thực hiện quy trình nuôi không thay nước, để thực hiện nuôi tôm thể chân trắng 3 vụ/năm.

Công ty đã thực hiện nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh với mật độ từ 170 con/m2 tại 06 ao mỗi ao nuôi có diện tích 2.000 m2 trong 02 năm 2018 và 2019. Sau 02 năm thực hiện sản lượng tôm thu được trên 90 tấn/03 vụ/năm sau khi trừ chi phí sản xuất đem lại lợi nhuận 2,3 tỷ đồng/2 năm. Từ khi áp dụng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng 03 vụ/năm đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty, tăng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn phát triển, phát huy hết tiềm năng và thế mạnh của vùng.

Hình ảnh: Kiểm tra tôm nuôi

 

Xuất phát từ nhu cầu của thị trường trong mùa đông, nhiều hộ nuôi trên địa bàn huyện Kim Sơn đã mạnh dạn phát triển thêm 01 vụ sản xuất trong năm là nuôi tôm thẻ vụ đông trong nhà bạt.

Ông Phạm Văn Hải – Trạm trưởng Trạm thủy sản Kim Sơn – Yên Khánh cho biết thêm: Hiệu quả kinh tế đem lại của nuôi tôm vụ đông tăng gấp đôi, gấp ba so với sản xuất chính vụ. Do vậy ngày càng nhiều  hộ nuôi trong vùng mạnh dạn áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.

Các mô hình hiện đang phát huy hiệu quả rất tốt, sản lượng tương đương nhưng thu nhập cao gấp 2 lần so với nuôi tôm vụ chính. Việc áp dụng công nghệ nuôi tôm vụ đông giúp người nuôi tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác, đáp ứng nhu cầu tăng cao của người tiêu dùng và sẽ là hướng phát triển chính trong thời gian tới tại vùng bãi bồi ven biển huyện Kim Sơn.

 

Thu hoạch tôm nuôi vụ đông năm 2019

Tuy nhiên, để nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh phát triển bền vững và  các hộ nuôi tôm tại vùng ven biển huyện Kim Sơn có thể nuôi được 03 vụ/năm một cách hiệu quả thì cần sự quan tâm của các cấp các ngành nghiên cứu thực nghiệm để có được quy trình kỹ thuật hoàn chỉnh, phù hợp với điều kiện của vùng. Bên cạnh đó các vấn đề cần giải quyết như: quy hoạch mở rộng vùng nuôi tôm thâm canh tập trung, liên kết tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến mới…Có như vậy nghề nuôi tôm huyện Kim Sơn phát triển bền vững./.

                                                                                          Trung Tiến

                                                                           Chi cục thủy sản Ninh Bình                                                                                                             


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3695477
Số người trực tuyến:30
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn