THUỶ SẢN

+A =A -A

Nâng cao hiệu quả sử dụng EM thứ cấp trong nuôi trồng thủy sản

Thứ Ba, Ngày 23/06/2020

        Hiện nay, việc sử dụng chế phẩm EM (Efective Microorganism - có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu) trong nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả rất lớn. Đây là sản phẩm dạng dung dịch, mùi thơm, vị chua ngọt, màu nâu, có tác dụng tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ các loại thức ăn, kích thích tăng trưởng của vật nuôi gia tăng sản lượng và chất lượng. Tuy nhiên, để hạ giá thành, gia tăng hiệu quả, có thể sản xuất và sử dụng một số EM thứ cấp.

        1. Công thức nhân sinh khối từ EM gốc
        Sản xuất EM2 từ EM gốc
        Thông thường EM gốc thường có giá thành rất cao, để hạ giá thành sản phẩm, người nuôi có thể tự sản xuất EM2 (EM thứ cấp) theo công thức sau: 
        Nguyên liệu (để sản xuất 50 lít EM2): 1 kg mật đường, 2 kg cám gạo hoặc bột ngô, 10g muối ăn, 1 lít EM gốc, 46 lít nước sạch khuẩn.
        Cách tiến hành: Vô trùng thùng chứa bằng nước sôi, sau đó lấy 46 lít nước ngọt đã đun sôi, để nguội vào thùng. Cho 1 kg mật đường, khuấy đều. Tiếp đó, cho 2 kg cám gạo hoặc bột ngô, 10g muối khuấy đều rồi tiếp tục cho 1 lít EM gốc vào khuấy tiếp. Sau đó, đậy kín nắp thùng, ủ yếm khí trong thời gian 7 ngày.
        Sử dụng: Sử dụng EM2 để xử lý đáy ao với nồng độ 10 lít EM2/1.000 m2 đáy ao.
        Sử dụng định kỳ trong các ao nuôi: 50 lít EM2/1.000 m3 nước, trong tháng nuôi đầu 5 - 7 ngày/lần; tháng thứ 2 sử dụng 3 - 5 ngày/lần; tháng thứ 3 trở đi 2 - 3 ngày/lần.
        Sử dụng xử lý mùi hôi thối: Dùng bình xịt phun EM2 trực tiếp lên bề mặt các nơi sinh ra mùi hôi thối.
        Sản xuất EM5 từ EM gốc
        Nguyên liệu: 1 lít EM gốc, 1 lít mật đường, 1 lít giấm, 2 lít rượu.
        Cách tiến hành: Cho lần lượt 2 lít rượu, 1 lít giấm, 1 lít mật đường, 1 lít EM gốc vào trong bình có nắp đậy, khuấy đều rồi đậy kín. Sau đó, ủ yếm khí trong 3 ngày.
        Cách sử dụng: Để xử lý đáy ao dùng 5 lít EM5/1.000 m2. Xử lý nước, dùng 4 lít EM5/1.000 m3, định kỳ 7 ngày/lần, khi tôm lớn tăng số lần sử dụng. 
        Sản xuất EM tỏi từ EM5
        EM tỏi có tác dụng phòng bệnh tốt cho động vật thủy sản vì có chứa nhiều chất có khả năng ngăn chặn bệnh tật và tăng sức đề kháng cho tôm, cá.
        Nguyên liệu: 1 lít EM 5,1 kg tỏi xay nhuyễn, 8 lít nước sạch khuẩn (nước sôi để nguội càng tốt)
        Cách tiến hành: Cho lần lượt 8 lít nước, 1 kg tỏi xay nhuyễn, 1 lít EM5 vào bình có nắp đậy, sạch khuẩn, khuấy đều, đậy kín rồi ủ yếm khí trong 24h.
        Cách sử dụng: Sử dụng EM tỏi để phòng bệnh cho tôm, cá nuôi bằng cách lấy trộn 1 lít EM tỏi vào 10 kg thức ăn, ủ 1h trước khi cho tôm, cá ăn, định kỳ 7 - 10 ngày bổ sung EM vào thức ăn/ngày. Trị bệnh, có thể sử dụng liều lượng gấp đôi, cho ăn liên tục 7 - 10 ngày. 
        Sản xuất EM chuối từ EM2
        EM chuối chứa nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho tôm, cá, giảm stress.
        Nguyên liệu: 1 lít EM2, 1 kg chuối lột vỏ, xay nhuyễn.
        Cách tiến hành: Cho lần lượt 1 kg chuối lột vỏ xay nhuyễn, 1 lít EM2 bình có nắp đậy, sạch khuẩn, khuấy đều, đậy kín ủ yếm khí trong 24h.
 
(Thời gian xử lý vi sinh tốt nhất từ 8 - 10 giờ sáng)
 
        Cách sử dụng: 1 lít EM chuối trộn 10 kg thức ăn, ủ sau 1h, cho ăn liên tục trong suốt quá trình nuôi để phòng bệnh cho tôm, cá.
        2. Nguyên tắc sử dụng các chế phẩm EM
       Không sử dụng chế phẩm EM cùng với kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn. Sử dụng đúng liều lượng, không nên theo quan niệm sử dụng càng nhiều càng tốt. Chế phẩm vi sinh dạng nước nên ủ yếm khí để gia tăng sinh khối trước khi sử dụng. Thời gian xử lý vi sinh tốt nhất vào khoảng 8 - 10h sáng, lúc nắng ấm và tăng cường hàm lượng ôxy hòa tan cao.  Trong quá trình nuôi, cần định kỳ xử lý vi sinh để duy trì mật độ vi khuẩn thích hợp nhằm kiểm soát sinh học môi trường nước và đáy ao, ổn định các yếu tố môi trường ao nuôi, ngăn ngừa các loài vi khuẩn gây bệnh, tảo độc và mầm bệnh tiềm tàng trong ao.
        3. Tăng hiệu quả sử dụng EM
       Thành phần của chế phẩm EM chứa nhiều vi khuẩn hiếu khí Bacillus và Nitrat. Vì vậy, để đạt được hiệu quả tốt nhất cần phải đảm bảo lượng ôxy hòa tan đầy đủ bằng cách tăng cường sục khí, quạt nước…Hiệu quả sử dụng EM phụ thuộc vào sự ổn định của pH. Để pH ổn định, nên duy trì độ kiềm trong nước trong khoảng 80 - 150 mg/l. Đồng thời, độ mặn quá cao sẽ gây chết hoặc ức chế sinh trưởng của vi sinh, nên cần kiểm tra độ mặn để cân nhắc việc sử dụng EM trong phòng, trị bệnh. Nên có kế hoạch sử dụng vi sinh từ đầu đến cuối vụ để có thể đạt được hiệu quả cao nhất. Đầu vụ, định kỳ sử dụng 7 - 10 ngày/lần, từ giữa đến cuối vụ, sử dụng định kỳ 3 - 4 ngày/lần. Nên sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất./.
 
          Người viết bài:
 
    Ks. Nguyễn Minh Huệ
Chi cục Thủy sản Nnh Bình

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3670685
Số người trực tuyến:28
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn