CHI CỤC KIỂM LÂM

+A =A -A

Công ước bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

Thứ Sáu, Ngày 09/09/2022

      Ngày 16 tháng 11 năm 1972 tại Paris Công ước bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã được thông qua tại khóa họp lần thứ 17 của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc gồm 38 Điều được chia thành 7 phần. Công ước bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được thông qua là sự cần thiết trước bối cảnh di sản văn hóa và di sản thiên nhiên ngày càng bị đe dọa hủy hoại, không chỉ do những nguyên nhân truyền thống mà còn do những thay đổi về xã hội và kinh tế, hoặc nghiêm trọng hơn là những hiện tượng phá hoại hoặc hủy hoại mà con người là tác nhân trực tiếp gây nên. Văn hóa được hình thành cùng với quá trình tiến hóa và phát triển của loài người, theo UNESCO “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc như vậy sự xuống cấp hoặc tiêu vong của bất kỳ di sản văn hóa và thiên nhiên nào đều là sự mất mát nghiêm trọng đối với di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới đòi hỏi toàn thể cộng đồng quốc tế có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau để bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên có Giá trị Nổi bật Toàn cầu. Công ước bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới quy định đối tượng sẽ được coi là “di sản văn hóa”, “di sản thiên nhiên” đồng thời cũng quy định về bảo vệ cấp độ quốc gia và quốc tế đối với di sản văn hóa và thiên nhiên. Thành lập Ủy ban Liên chính phủ Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên có Giá trị Nổi bật Toàn cầu, gọi là “Ủy ban Di sản Thế giới” trong khuôn khổ Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc; quy định số lượng thành viên của “Ủy ban Di sản Thế giới”. Công ước quy định việc đề cử di sản vào Danh sách Di sản Thế giới đồng thời nêu rõ việc đưa một di sản nằm trên một lãnh thổ mà chủ quyền và quyền tài phán thuộc về hơn một quốc gia sẽ không làm phương hại gì đến các quyền của các bên tranh chấp. Ủy ban có thể, vào bất kỳ lúc nào, trong trường hợp cấp bách, đưa các di sản vào “Danh sách Di sản Thế giới đang bị Đe dọa” và công bố danh mục đó ngay tức khắc.

        Công ước bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới thành lập Quỹ dành cho việc Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới có Giá trị Nổi bật Toàn cầu, gọi là “Quỹ Di sản Thế giới”. Quỹ này sẽ là một quỹ tín thác, phù hợp với các quy định của Quy chế Tài chính của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc; nguồn tài chính của Quỹ, các khoản đóng góp vào Quỹ và các hình thức hỗ trợ khác dành cho Ủy ban chỉ được sử dụng vào những mục đích do Ủy ban xác định, các khoản đóng góp cho Quỹ không được gắn với điều kiện chính trị. Công ước cũng quy định các điều kiện và các dàn xếp về viện trợ quốc tế; xác định thủ tục xem xét các yêu cầu viện trợ quốc tế. Hỗ trợ của Ủy ban Di sản Thế giới có thể được cung cấp dưới những hình thức sau: các nghiên cứu về các vấn đề nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật xuất phát từ việc bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi các di sản văn hóa và thiên nhiên…; cung cấp chuyên gia, kỹ thuật viên và lao động đủ trình độ để đảm bảo thực hiện đúng các dự án đã được thông qua; đào tạo chuyên gia, cán bộ ở mọi trình độ trong lĩnh vực xác định, bảo vệ, bảo tồn, giới thiệu và phục hồi di sản văn hóa và thiên nhiên; cung cấp thiết bị mà Quốc gia có liên quan không có hoặc không có điều kiện để mua; cho vay dài hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất; trong những trường hợp đặc biệt hoặc vì những lý do đặc biệt, tài trợ những khoản viện trợ không hoàn lại. Công ước bảo vệ Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới còn quy định về chương trình giáo dục; về chế độ báo cáo; về sửa đổi Công ước; về các điều khoản cuối cùng trong đó mỗi Quốc gia thành viên có quyền tuyên bố bãi ước đối với Công ước.

        Việt Nam chính thức phê chuẩn tham gia Công ước từ ngày 19/10/1987, Ngày 23 tháng 6 năm 2014 tại Doha với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản Thế giới quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình chính thức trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam trong đó khu rừng Văn hóa, Lịch sử Môi trường Hoa Lư là cơ sở quan trọng của quần thể danh thắng Tràng An; Khu rừng Văn hóa, Lịch sử Môi trường Hoa Lư được xây dựng theo Quyết định số 432/QĐ-UB ngày 29 tháng 3 năm 1996 của UBND tỉnh Ninh Bình; thuộc địa giới hành chính của các xã Trường Yên, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Hải của huyện Hoa Lư và xã Ninh Nhất của thành phố Ninh Bình; Ban quản lý khu rừng Văn hóa, Lịch sử Môi trường Hoa Lư thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Ninh Bình. Để thống nhất trong quản lý ngày 06 tháng 8 năm 2001 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình ban hành Quyết định số 80 QĐ/NN - TC về việc thành lập Ban quản lý rừng đặc dụng Hoa Lư - Vân Long trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình; Ban quản lý có chức năng quản lý, sử dụng, phát triển và bảo vệ khu rừng Văn hóa, Lịch sử Môi trường Hoa Lư và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Trải qua hơn 20 năm thành lập đến nay công tác quản lý, bảo vệ rừng đã đạt được nhiều thành tựu: hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước nghiên cứu được vùng sinh sống của Vọoc mông trắng tại Tràng An và tái thả 03 cá thể Vọoc mông trắng sau khi cứu hộ thành công về với tự nhiên tại khu Đảo Ngọc, thuộc quần thể danh thắng Tràng An đến nay 03 cá thể Vọoc mông trắng này đã hòa nhập được vào môi trường sống mới và phát triển khỏe mạnh; bảo tồn và phát triển các loài động, thực vật vùng núi đá vôi… góp phần không nhỏ vào việc đưa Di sản văn hóa và thiên nhiên Tràng an đến với du khách trong nước và quốc tế thông qua hoạt động du lịch sinh thái - khai thác cảnh quan thiên nhiên khu rừng Văn hóa, Lịch sử Môi trường Hoa Lư; đóng góp hiệu quả, tích cực vào phát triển bền vững kinh tế - xã hội địa phương, tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư thông qua hoạt động du lịch, thương mại, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp…quảng bá hình ảnh, văn hóa, truyền thống con người Cố đô Hoa Lư.

Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm Lâm

 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3706751
Số người trực tuyến:13
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn