Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cơ chế thúc đẩy chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Thứ Hai, Ngày 31/10/2016
Về các hệ sinh thái, các nhà khoa học đã chia Ninh Bình thành 05 hệ sinh thái cơ bản gồm: Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; Hệ sinh thái gò đồi; Hệ sinh thái đồng bằng; Hệ sinh thái đất ngập nước; Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Đến nay độ che phủ rừng của tỉnh Ninh Bình: 18,33 %.

Ninh Bình có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 29,722,9 ha, trong đó diện tích rừng đặc dụng chiếm gần 60%, bao gồm 3 khu rừng đặc dụng gồm Vườn quốc gia Cúc Phương 11.248 ha do Bộ NN&PTNT quản lý, tỉnh quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long và Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư 5.314 ha.
Trong đó Vườn quốc gia Cúc Phương là khu bảo tồn đầu tiên có giá trị đa dạng sinh học cao của Việt Nam, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long là khu đất ngập nước nội đồng lớn nhất đồng bằng Bắc bộ, hiện đang sở hữu danh hiệu được sách Kỷ lục Việt Nam 2010 ghi nhận “Nơi có nhiều cá thể Voọc mông trắng nhiều nhất” một loài linh trưởng quý hiếm; Khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư đang là hợp phần quan trọng cấu thành nên Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận 2014. Ngoài ra, Ninh Bình còn có khu rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn với tổng diện tích gần 1000 ha  được UNESCO công nhận nằm trong khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học năm 2013 của Sở Khoa học và Công nghệ, mức độ đa dạng sinh học của Ninh Bình ở mức cao trong khu vực có nhiều loài động vật quý hiếm hiện đang phục hồi và phát triển như loài Voọc mông trắng, Hổ mang chúa,… tuy nhiên cũng có một số loài có nhiều nguy cơ bị xuy giảm như Rái cá, Sơn Dương… Về các hệ sinh thái, các nhà khoa học đã chia Ninh Bình thành 05 hệ sinh thái cơ bản gồm: Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; Hệ sinh thái gò đồi; Hệ sinh thái đồng bằng; Hệ sinh thái đất ngập nước; Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Đến nay độ che phủ rừng của tỉnh Ninh Bình: 18,33 %.
Với vai trò, ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với an ninh, kinh tế, xã hội của địa phương và thế giới nên việc quản lý bền vững tài nguyên rừng hiện có trên địa bàn tỉnh là một nhiệm vụ cấp thiết cần được quan tâm, tăng cường.
Nhằm huy động các nguồn lực của xã hội nhằm tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng, ngày 24/09/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã và đang tác động tích cực với nhận thức của chủ rừng, hộ nhận khoán, những người được hưởng lợi từ rừng về ý nghĩa, vai trò của rừng. Đặc biệt, chính sách đã góp phần tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân sống gần rừng, nhất là đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Triển khai thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 về thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 1126/QĐ-UBND ngày 22/10/2015 về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ vể chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình, theo đó kế hoạch yêu cầu:
Tổ chức tuyên truyền phổ biến, thực hiện có hiệu quả Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 tới mọi tầng lớp nhân dân nhất là các tổ chức, cá nhân liên quan đến chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; xây dựng và triển khai thực hiện Đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh; thời gian thực hiện 04 năm từ năm (2015-2018).
Để thực hiện chính sách đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ đề ra, UBND tỉnh đã thành lập Tổ công tác chỉ đạo thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại quyết định 720/QĐ-UBND ngày 02/06/2016, trong đó giao Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực của Tổ công tác. Thành lập Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Ninh Bình tại Quyết định 237/QĐ-UBND ngày 22/4/2016 nhằm thúc đẩy, triển khai thực hiện chính sách.
Cũng theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 thì đối tượng và loại dịch vụ phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
 Các cơ sở sản xuất thủy điện phải trả tiền dịch vụ bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện; Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch; Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất; Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch; Các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho dịch vụ hấp thụ và lưu giữ Carbon của rừng; dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn thức ăn từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Đối tượng được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng là các chủ rừng: Chủ rừng là tổ chức Nhà nước, các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang, hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao rừng, tự đầu tư trồng rừng trên diện tích đất lâm nghiệp được Nhà nước giao quản lý.
Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng: Đối với cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/Kwh điện thương phẩm; Đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch: 40 đồng/M3 nước thương phẩm; Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng: từ 1%-2% tổng doanh thu.
Với sự quan tâm, chỉ đạo tích cực của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT và sự ủng hộ của các tổ chức, đơn vị, nhân dân trong tỉnh, thì việc triển khai chính sách ý nghĩa này tại địa phương sớm được cụ thể hóa và đưa vào phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng, nâng cao đời sống cho nhân dân sống phụ thuộc vào rừng.

Người viết: Lê Sỹ Dương


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền lưu động
HẠT KIỂM LÂM TAM ĐIỆP - CHI CỤC KIỂM LÂM NINH BÌNH LÀM TỐT CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, RA QUÂN TUẦN TRA, NGĂN CHẶN CÁC HÀNH VI BẪY, BẮT CHIM HOANG DÃ
Chi bộ Chi cục Kiểm lâm tổ chức sinh hoạt chuyên đề quý III năm 2024 với chủ đề “Xây dựng và triển khai các giải pháp nhằm đấy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Chi bộ”
Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lâm sản trong tình hình mới
Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lâm sản trong tình hình mới
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3923601
Số người trực tuyến:30
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 9 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
294.985
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 9 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(98.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:909 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang