THUỶ SẢN

+A =A -A

kỹ thuật nuôi lươn không bùn

Thứ Tư, Ngày 28/02/2024

 Lươn là đối tượng thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, thị trường tiêu thụ lớn. Hình thức nuôi lươn hiệu quả và phổ biến hiện nay là nuôi trên bể không bùn bằng giống nhân tạo và sử dụng thức ăn viên. Hình thức nuôi này có ưu điểm: tỷ lệ sống cao, chăm sóc dễ dàng, hạn chế dịch bệnh và cho năng suất cao. Để đáp ứng nhu cầu thị trường về lươn thương phẩm và nâng cao hiệu quả cho người nuôi, bà con cần nẵm vững Quy trình kỹ thuật nuôi lươn không bùn như sau:

1. Chuẩn bị bể nuôi lươn

Hệ thống bể nuôi: bể xây có lát gạch men hoặc lót bạt PE, bể nuôi có diện tích từ 10-20m2, chiều cao bể từ 1-1,2 m, bể hình chữ nhật hoặc hình vuông. Bố trí 2 ống cấp và thoát nước nằm đối diện ở 2 góc của bể, riêng ống cấp nước được thiết kế nhiều lỗ nhỏ dạng vòi sen nhằm cung cấp oxy cho bể nuôi trong quá trình thay nước. Đáy bể có độ nghiêng 3 - 5% về phía cống thoát nước. 

Để đảm đảm yên tĩnh cho lươn sinh trưởng và phát triển, công trình nuôi nên che mát hoàn toàn bằng mái che. Do lươn thích sống chui rúc và ưa tối nên trong bể bố trí giá thể làm khung nẹp tre hoặc nhựa PVC, sợi nilon tối màu bó thành từng bó để lươn trú ẩn.

2. Chọn và thả giống

Chọn giống: Mua con giống được sinh sản nhân tạo ở các cơ sở sản xuất uy tín. Lươn có kích cỡ đồng đều, màu sắc sáng đặc trưng của loài, thân có màu vàng có chấm rõ, không xây xát, mất nhớt. 

Mật độ nuôi từ 250-300 con/m2, cỡ giống 10-15cm/con. Trước khi thả nuôi cần tắm lươn bằng nước muối 2– 3% trong trong thời gian 5 – 10 phút để loại trừ ký sinh và sát khuẩn vết thương do xây xát trong quá trình đánh bắt và vận chuyển.

3. Chăm sóc và quản lý

Thức ăn và cho ăn: Hiện nay, hình thức nuôi lươn thương phẩm không bùn cho ăn thức ăn viên hoàn toàn. Cỡ viên 1 - 3 mm tùy cỡ miệng lươn, độ đạm từ 30 - 45%. Cho lươn ăn 2 lần/ngày, buổi sáng từ 6h-7h, buổi chiều từ 17-18h. Hai tháng đầu cho lươn ăn với khẩu phần 5-7% so với trọng lượng thân, sau đó giảm xuống 3-4%. 

Sau khi cho ăn từ 1 đến 2 giờ, kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

Quản lý bể nuôi:

Do nuôi với hình thức thâm canh và đặc điểm là loài thủy sản không vảy nên lươn rất nhạy cảm với chất lượng nước nuôi, vì vậy cần thay 100% lượng nước bể nuôi mỗi ngày sau khi cho ăn 1 - 2 giờ để giữ nước bể nuôi luôn sạch. Trong quá trình nuôi duy trì mực nước bể nuôi ≥ 20 cm. Do lươn có tập tính phân đàn và ăn lẫn nhau, nên định kỳ sau thời gian nuôi 1 - 1,5 tháng nên phân cỡ lươn ra nuôi riêng để hạn chế lươn hao hụt, góp phần tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Thường xuyên theo dõi thời tiết, kiểm tra nhiệt độ, chất lượng nước, đảm bảo nước nuôi sạch. Kiểm tra hoạt động của lươn để có biện pháp xử lý và chữa trị kịp thời khi lươn có dấu hiệu bất thường xảy ra.

 Phòng bệnh cho lươn

Nuôi lươn với mật độ hợp lý, không quá cao, thường xuyên vệ sinh bể, giá thể trước và trong giai đoạn nuôi. Định kỳ sát trùng bể nuôi bằng Iodine, liều lượng theo hướng dẫn sử dụng để hạn chế mần bệnh. Sổ giun cho lươn bằng các sản phẩm nội ký sinh, định kỳ 1-2 lần/tháng. Bổ sung Vitamin C, men tiêu hóa, khoáng chất để hỗ trợ tiêu hóa, bổ sung dinh dưỡng và tăng sức đề kháng cho lươn. 

4. Thu hoạch

Sau thời gian 6-8 tháng, lươn đạt cỡ 250-300g/con tiến hành thu tỉa hoặc thu toàn bộ. Trước khi thu hoạch nên ngừng cho lươn ăn từ 1-2 ngày. Thời điểm thu hoạch vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. 

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong phát triển mô hình nuôi lươn không bùn trong bể giúp bà con nâng cao năng suất, chất lượng lươn thương phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Qua đó nâng cao thu nhập cho người dân trên đơn vị diện tích canh tác, góp phần đa dạng hóa đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế tại địa phương./.

Phan Thị Quyên - Chi cục Thủy sản Ninh Bình

            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3697410
Số người trực tuyến:47
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn