LÂM NGHIỆP

+A =A -A

Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình Triển khai công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư

Thứ Hai, Ngày 06/05/2024

Chi cục Kiểm lâm phối hợp Bộ đội biên phòng tháo gỡ lưới bắt chim

        Trong các năm qua công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình luôn được các cấp, ngành quan tâm, chú trọng. Ngay từ năm 2009 Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu cấp có thẩm quyền trình Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Chỉ thị số 01/2009/CT-UBND ngày 14/4/2009 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã ngoài triển khai công tác kiểm tra, ngăn chặn hành vi săn bắn, bẫy bắt, vận chuyển, kinh doanh các loài chim hoang dã; Chi cục Kiểm lâm đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, từng bước tăng độ che phủ của rừng, năm 2009 tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Ninh Bình là 19,1% (Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2009), năm 2023 tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Ninh Bình là 19,62% (Quyết định số 130/QĐ-UBND ngày 28/02/2024 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc công bố hiện trạng rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2023) góp phần bảo vệ và tăng tính đa dạng sinh học các khu rừng trong tỉnh, thành ngôi nhà chung an toàn cho các loài động vật sinh sống và phát triển, thu hút ngày càng nhiều các loài chim hoang dã, di cư về làm tổ, hình thành các vùng chim đa dạng trên địa bàn tỉnh như Tràng An, Thung Nham, Vân Long, Cúc Phương, Đảo cò... thu hút khách du lịch về trải nghiệm và ngắm cảnh.

          Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư ngay từ đầu năm 2024 Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư đến nay đã phát hiện, ngăn chặn và xử lý 02 vụ vận chuyển lâm sản trái pháp luật, thu phạt 6 triệu đồng và tịch thu 64 cá thể chim các loại; đồng thời chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuyên truyền tới đông đảo quần chúng nhân dân về sự cần thiết, tầm quan trọng và lợi ích của việc bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư; tổ chức ký cam kết với một số hộ dân sống, gần, ven các khu hồ, đầm, ruộng, cam kết không tổ chức bẫy, bắt các loài chim hoang dã, chim di cư; ký cam kết với một số nhà hàng không sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ các loài chim hoang dã, chim di cư trái pháp luật; phối hợp, tư vấn, hướng dẫn cho các các đơn vị, tổ chức sự kiện (festival, lễ hội, hội thi, du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái,…) có biện pháp, giải pháp phù hợp trong khu vực tổ chức, hạn chế tối đa tác động tiêu cực, gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh sống và tập tính sinh học của các loài chim di cư trong khu vực; phối hợp với các tổ chức, trung tâm chức năng tổ chức cứu hộ, tái thả các
cá thể chim bị bẫy bắt trái phép về môi trường sống tự nhiên. Để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm rà soát, thống kê khu vực có các loài chim di cư tập trung trên địa bàn, tiến hành tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo đó trên địa bàn tỉnh có 6/8 huyện, thành phố có địa điểm các loài chim di cư tập trung phân bố (trú ngụ) với các loài chim chủ yếu: Cò các loại, vạc, Diệc xám, Diệc Lửa, Mòng két, Vịt trời, Gà đồng, Te vàng, Sâm cầm, Le le...
         Huyện Gia Viễn: Các loài chim di cư tập trung tại địa bàn xã Gia Vân, xã Gia Lập dọc tuyến đê Đầm Vân Long thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long và Đảo cò khu vực Âu Lê xã Gia Lạc.
          Huyện Hoa Lư: Các loài chim di cư tập trung tại Vườn chim Thung nham nằm trong Khu du lịch sinh thái Thung Nham tại xã Ninh Hải.
          Huyện Kim Sơn: Các loài chim di cư tập trung tại khu vực rừng phòng hộ ven biển Kim Sơn (rừng phòng hộ tiếp giáp khu vực trong và ngoài đê biển Bình Minh 3)
          Huyện Nho Quan: Các loài chim di cư tập trung tại một số xã thuộc khu vực phía Nam của huyện Nho Quan, gồm các xã: Thượng Hòa, Văn Phú, Thanh Lạc, Phú Lộc, Quỳnh Lưu.
          Huyện Yên Mô: Các loài chim di cư tập trung tại địa bàn các xã: Yên Đồng, Yên Thái, Yên Thắng, Yên Thành, Yên Lâm.
          Thành phố Tam Điệp: Các loài chim di cư tập trung tại địa bàn các xã, phường: Đông Sơn, Quang Sơn, Yên Sơn, Trung Sơn. 
           Các vùng chim hoang dã, di cư đã tạo nên các giá trị quan trọng không chỉ trong công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học mà còn góp phần phát triển du lịch địa phương, thu hút đông đảo lượng du khách trong và ngoài nước, quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa mảnh đất cố đô văn hiến từng bước xây dựng Ninh Bình trở thành Đô thị di sản thiên niên kỷ. Để nâng cao hơn nữa công tác bảo vệ các loài chim hoang dã, di cư Chi cục Kiểm lâm tiếp tục tham mưu các cấp có thẩm quyền triển khai nhiệm vụ, giải pháp để quản lý, bảo vệ, bảo tồn chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới.
 
Lê Thị Cúc - Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình
 

            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3720928
Số người trực tuyến:9
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn