THUỶ SẢN

+A =A -A

Một số biện pháp chăm sóc và phòng bệnh cho con nuôi thủy sản khi thời tiết thay đổi

Thứ Năm, Ngày 12/07/2018
Trong tình hình thời tiết hiện nay có những thay đổi bất thường, sau những đợt nắng nóng gay gắt kéo dài làm cho con nuôi thủy sản mệt mỏi, giảm ăn, sức đề kháng suy giảm.

 

Mặt khác, sau những ngày nắng nóng sẽ có những cơn mưa giông bất thường xảy ra cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con nuôi thủy sản. Với thay đổi tình hình thời tiết bất thường là điều kiện để mầm bệnh sinh sôi và phát triển.
 Để chủ động chăm sóc, bảo vệ các loài thủy sản khi thời tiết thay đổi, thì các hộ nuôi cần tuân thủ chặt chẽ một số biện pháp kỹ thuật sau:
* Đối với nuôi cá nước ngọt:
- Luôn luôn giữ mực nước ở mức từ 1,5 - 2,5m, để giảm bớt hiện tượng cá bị sốc do chênh lệch nhiệt độ trong ngày đêm quá lớn và môi trường nước ít biến động nhất.
- Khi nước trong ao nuôi có nhiệt độ từ 28 0C trở lên cần: giảm lượng thức ăn trong ngày từ 40 – 50 %, hoặc không cho ăn vào buổi trưa; dùng bèo tây che phủ 1/3 diện tích ao để giảm cường độ nắng chiếu xuống ao nuôi, chống nóng cho cá.
- Không nên cho cá ăn khi trời đang mưa, sau khi mưa chấm dứt cho cá ăn thì giảm lượng thức ăn trong ngày từ 40 - 50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
- Khi môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm hay có những biến đổi bất thường là do một số nguyên nhân như: tảo tàn; chất hữu cơ trong ao nhiều giúp tảo phát triển mạnh; tảo độc phát triển nhiều người nuôi cần thay nước hoặc dùng chế phẩm sinh học để xử lý tảo và làm ổn định môi trường ao nuôi.
- Vào những ngày thời tiết thay đổi khi thấy cá có hiện tượng nổi đầu bất thường do thiếu ô xy thì cần bơm nước sạch vào ao hoặc dùng quạt nước, máy đánh sóng để tăng cường oxy ngoài ra có thể dùng viên oxy để tăng hàm lượng oxy khi cần thiết.
- Bổ sung thêm vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá, với liều lượng 3 – 5g/kg thức ăn.
- Trước hoặc sau cơn mưa dùng vôi bột để rải quanh mái bờ ao và hòa vôi với nước tạt đều xuống ao nuôi để ổn định PH. Định kỳ 15 ngày/lần dùng vôi bột để khử trùng nước và ổn định pH (với liều lượng là 1 – 2kg/100m2).
- Phòng bệnh cho cá: định kỳ 1 tháng/ lần cho cá ăn tỏi (trộn với thức ăn) với liều lượng là 50g tỏi /100kg cá, cho cá ăn liên tục 3 - 5 ngày hoặc là thuốc Tiên Đắc với liều lượng là 20g/100kg cá cho ăn 3-5 ngày liên tục.
* Đối với nuôi tôm vùng mặn lợ:
- Thường xuyên theo dõi hoạt động bắt mồi của tôm và các yếu tố môi trường ao nuôi để có kế hoạch quản lý tốt ao nuôi.
- Luôn luôn giữ mực nước ổn định trong ao nuôi từ 1,2 – 1,5m, để giảm bớt hiện tượng tôm bị sốc do chênh lệch nhiệt độ trong ngày đêm quá lớn và cũng để giảm bớt nhiệt độ môi trường tạo vùng phân bố mát hơn cho tôm.
- Khi thời tiết thay đổi, nước trong ao nuôi có nhiệt độ từ 28 0C trở lên cần: giảm lượng thức ăn trong ngày từ 60 – 80 %, hoặc không cho ăn vào buổi trưa.
- Không cho ăn khi trời đang mưa to, sau khi chấm dứt mưa thì giảm lượng thức ăn 50% so với lượng thức ăn hàng ngày.
- Vào những ngày thời tiết thay đổi, khi có mưa lớn nên tăng cường thời gian sử dụng máy quạt, máy nén khí trong ngày để giúp các chỉ số môi trường,  nhiệt độ  nước ít biến động nhất. Sau khi mưa kiểm tra các chỉ số môi trường để bổ sung chế phẩm, khoáng chất điều chình môi trường tránh gây sốc cho tôm .
- Bổ sung vitamin C và khoáng chất giúp tôm tăng cường sức khỏe và giảm căng thẳng (stress).

 

Vũ Thị Hiên- TTKN
 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3695759
Số người trực tuyến:39
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn