THUỶ SẢN

+A =A -A

Bất cập trong hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt trên địa bàn Tỉnh Ninh Bình

Thứ Sáu, Ngày 14/06/2019
Trong những năm gần đây tôm thẻ chân trắng đang được thị trường ưa chuộng, trở thành món ăn chính trong các nhà hàng, lễ hội hoặc trong các bữa cơm gia đình. Đây là là 1 loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao đã được Chính phủ công nhận là  đối tượng nuôi chủ lực của vùng nước lợ.

Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, tôm thẻ chân trắng được quy hoạch phát triển nuôi tập trung tại vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn, trở thành một trong những sản phẩm thủy sản chủ lực của vùng. Tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) có màu trắng đục, trên thân không có đốm vằn, chân bò có màu trắng ngà, chân bơi có màu vàng, râu tôm có màu đỏ gạch. Đây là loài tôm có khả năng thích nghi cao và giới hạn rộng về nhiệt độ và độ mặn, canh tác được từ 2 – 3 vụ/năm. Từ những đặc điểm nổi bật của đối tượng thủy sản này, đã có một số người dân tiến hành nuôi thử nghiệm tôm thẻ chân trắng trong các ao nuôi nước ngọt, bước đầu cho thấy hiệu quả kinh tế tăng hơn so với nuôi cá đơn thuần trên 1 đơn vị diện tích canh tác. Tuy nhiên hiệu quả bước đầu của hoạt động canh tác này không ổn định, chưa đủ cơ sở để khẳng định được tính bền vững, đồng thời tiềm ẩn nguy cơ và hệ lụy khó lường cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt và vùng sản xuất nông nghiệp.
Đặc tính của tôm thẻ chân trắng là sống trong môi trường nước có độ mặn. Vì vậy, đối với các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong ao nước ngọt cần tạo độ khoáng bằng các loại chế phẩm sinh học hoặc dùng biện pháp cơ học như thả muối xuống ao; khoan giếng nước ngầm. Hoạt động này làm mặn hoá vùng nuôi, sụt lún đất trong khu vực, ô nhiễm chất thải ngược xuống hệ thống nước ngầm và không đảm bảo tính bền vững của hệ sinh thái tự nhiên trong quá trình sản xuất.
Việc nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước ngọt không chỉ tác động xấu đến môi trường mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cho người nuôi, thiếu tính bền vững. Sau thời gian nuôi từ 3-5 năm, vùng nước ngọt sẽ bị mặn hoá trở lại và dễ gây bùng phát bệnh mềm vỏ do môi trường mặn nhân tạo thiếu các vi chất cần thiết; tôm thương phẩm bị mềm vỏ, hình dáng xấu, khi luộc lên vỏ tôm ít đỏ, tôm không chắc thịt, chất lượng kém hơn so với tôm thẻ nuôi nước mặn lợ, từ đó làm giảm giá trị thương phẩm của tôm, giá bán thấp và khó tiêu thụ.
Tỉnh ta chưa có quy hoạch vùng nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt, việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt tự phát, manh mún, nhỏ lẻ là hành vi bị cấm nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Pháp luật. Hành vi nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt gây ô nhiễm nền đáy, chất đất của cả vùng nuôi và khu vực sản xuất nông nghiệp lân cận, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường xung quanh... làm giảm năng suất cây trồng. Đặc biệt phá vỡ quy hoạch nuôi tôm nước lợ đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Thủ tướng Chính phủ; quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản của Tỉnh.
 Vì vậy, phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa hình thức và cơ cấu con nuôi là hướng đi đang được khuyến khích, tuy nhiên nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt tiềm ẩn những nguy cơ tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp và hiệu quả đầu tư sản xuất của người nông dân thì cần phải có những biện pháp nghiêm cấm triệt để tránh những hệ lụy không đáng có đối với nền sản xuất nông nghiệp Tỉnh nhà.
 

Kỹ sư Đặng Thị Thu Trang


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3696091
Số người trực tuyến:26
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn