CHI CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THUỶ SẢN

+A =A -A

Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp

Thứ Năm, Ngày 22/09/2022

    Từ năm 2019, Thực hiện Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 02/5/2019 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phát động phong trào "Chống rác thải nhựa", Sở Nông nghiệp &PTNT ban hành Kế hoạch 1471/KH-SNN ngày 09/8/2019 hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa” trong ngành Nông nghiệp &PTNT; với các giải pháp cụ thể như sau:

   - Hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nhựa từ bao bì, gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y sau sử dụng theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 19/5/2016 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng góp phần giảm thiểu rác thải nhựa vào môi trường tự nhiên.

   - Khuyến khích các tập thể, cá nhân sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần.

   - Tổ chức ra quân thực hiện các buổi lao động tập thể với sự tham gia của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức lao động để thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, tập trung phân loại, thu gom rác thải nhựa và nilon để đưa đi xử lý theo đúng quy định.

   - Không sử dụng các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần trong các hoạt động thường xuyên, các cuộc họp, hội nghị do các đơn vị chủ trì và phối hợp tổ chức (như túi đựng tài liệu bằng nilon, chai nước nhựa...)

    - Phát động và tổ chức triển khai thường xuyên các phong trào thi đua "Hành động để giảm thiểu ô nhiễm từ nhựa và nilon", mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hành động và vận động người thân cùng thực hiện "Nói không với sản phẩm nhựa sử dụng một lần", thực hiện thay thế dần các sản phẩm nhựa khó phân hủy, dùng một lần, không thân thiện với môi trường trong sinh hoạt.

    Năm 2020 Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành văn bản số 1972/SNN-KHTC ngày 07/9/2020 đề nghị các trực thuộc thở căn cứ theo chức năng và lĩnh vực phụ trách tổ chức triển khai các nhiệm vụ có liên quan; trong đó tập trung vào các nhiệm vụ: Thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản; Thực hiện các giải pháp hạn chế sử dụng phao xốp trong ngành thuỷ sản; xây dựng, thực hiện các giải pháp thu gom, vận chuyển, thu hồi và xử lý chất thải nhựa từ bao bì gói thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y sau sử dụng; Chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho các sản phẩm thay thế túi ni-lông khó phân huỷ và đồ nhựa dùng một lần từ nông sản .

  Ngày 18/7/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Quyết định số 2711/QĐ-BNN-KHCN  về việc ban hành Kế hoạch giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp. Với Mục tiêu thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Quyết định số 1316/QĐTTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tăng cường quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam; tăng cường thu gom, phân loại, tái sử dụng và thay thế vật liệu nhựa để ngăn chặn việc phát thải nhựa từ các nguồn thải trong ngành nông nghiệp ra môi trường và đại dương; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng vật liệu nhựa cho sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu giai đoạn 2022 đến năm 2025:

   - Lĩnh vực trồng trọt: giảm sử dụng tối thiểu 15% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 12% chất thải nhựa.
   - Lĩnh vực bảo vệ thực vật: giảm sử dụng tối thiểu 20% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 12 % chất thải nhựa.

   - Lĩnh vực chăn nuôi: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 80% và tái sử dụng được tối thiểu 25% chất thải nhựa.

   - Lĩnh vực thú y: thu gom, phân loại 100% theo quy định hiện hành về quản lý chất thải.

   - Lĩnh vực lâm nghiệp: giảm sử dụng tối thiểu 30% vật liệu nhựa; thu gom, phân loại được tối thiểu 60% và tái sử dụng được tối thiểu 10% chất thải nhựa.

    - Lĩnh vực thủy sản: theo điểm a, mục 2 Kế hoạch hành động quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản, giai đoạn 2020-2030 kèm theo Quyết định số 687/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng chất thải nhựa ngành nông nghiệp.

   +100% doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông nghiệp được cập nhật đầy đủ các quy định, chính sách liên quan đến quản lý vật liệu và chất thải nhựa;

   + 50% cán bộ quản lý ngành nông nghiệp được tập huấn về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa trong sản xuất nông nghiệp;

   + 50% nông dân được tập huấn nâng cao nhận thức về các quy định, chính sách liên quan đến vật liệu và chất thải nhựa./.

     Nội dung chi tiết Quyết định số 2711/QĐ-BNN-KHCN, 1471/KH-SNN: tập tin đính kèm.

 Vũ Văn Lâm - Chi cục Quản lý chất lượng NLS và TS


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3702955
Số người trực tuyến:18
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 5 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn