Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
THUỶ LỢI - PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

+A =A -A

Thực trạng ô nhiễm môi trường nông thôn Ninh Bình

Thứ Năm, Ngày 18/10/2018

Nông thôn là khu vực địa giới hành chính với nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, được tổ chức theo đơn vị cơ sở là làng – xã và có vai trò là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chính cho người dân, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, nằm trên địa bàn rộng lớn về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội. Nông nghiệp nông thôn giữ vị trí trọng tâm, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu.
    Nông thôn Ninh Bình đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển. Theo đó phát sinh không ít vấn đề mà bức xúc nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường nông thôn, nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân chính như: Ô nhiễm do sản xuất nông nghiệp, do chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi, hay chất thải tại các cơ sở sản xuất, làng nghề truyền thống…
    1. Ô nhiễm do hoạt động sản xuất nông nghiệp
    Hoạt động nông nghiệp gồm 2 loại chính đó là trồng trọt và chăn nuôi. Sản phẩm của trồng trọt là hoa màu, lương thực, rau, củ, quả… sản phẩm của chăn nuôi là thịt, trứng, sữa… Các sản phẩm còn lại như thân, rễ, lông, da, phân, nước tiểu… không được sử dụng sẽ trở thành những sản phẩm gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như đời sống người dân. Hàng  triệu tấn chất thải chăn nuôi, chất thải trồng trọt đang ngày ngày xả ra môi trường mà không qua xử lý. Bên cạnh đó để có năng suất, môi trường đất và nước đang phải gánh chịu hàng nghìn tấn phân hóa học, thuốc trừ sâu đổ xuống mà tỷ lệ hấp thụ chỉ khoảng 40%. Ô nhiễm môi trường từ sản xuất nông nghiệp đã được nói đến nhiều nhưng đến giờ vẫn chưa có một giải pháp nào đủ mạnh để tạo sự thay đổi.
    Ô nhiễm do hoạt động BVTV: Việc sử dụng không hợp lý, không tuân thủ theo đúng những quy định nghiêm ngặt về quy trình sử dụng nên thuốc bảo vệ thực vật gây nhiều tác hại cho chính người sử dụng và người tiêu dùng nông sản, thực phẩm có chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường sống. Hiện tượng lạm dụng thuốc BVTV trong phòng trừ dịch hại, tùy tiện không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly dẫn đến hậu quả: ngộ độc thực phẩm, mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, trong việc sử dụng thuốc BVTV, chúng ta cần tuân thủ quy tắc 4 đúng: đúng lúc, đúng chỗ, đúng thuốc, đúng phương pháp.
    Ô nhiễm không khí do đốt rơm, rạ: Hiện tượng đốt rơm rạ ngày mùa cũng là một vấn nạn đối với môi trường hiện nay. Khi rơm rạ không được phơi khô, và nhiều nếu chúng ta châm lửa đốt thì sẽ thải vào môi trường không khí một lượng khói bụi rất lớn, gây ngột ngạt, khó thở, giảm tầm nhìn, cũng có thể xẩy ra tai nạn giao thông nếu người tham gia giao thông bị bất ngờ, không kịp xử lý tình huống…
   Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản: Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản, nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư như thuốc kháng sinh, hóa chất, vôi, khoáng chất, lưu huỳnh lắng đọng…là những chất gây ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh phát sinh trên diện rộng ở các loại cá, tôm nuôi.
    Ô nhiễm do chăn nuôi: Chất thải chăn nuôi là một trong những nguồn gây ô nhiễm lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp. Ô nhiễm nhiệt, ô nhiễm tiếng ồn và nguy cơ lây các bệnh từ vật nuôi sang người ngày càng tăng cao do công nghệ, phương thức và quy mô chăn nước ta còn lạc hậu, nhỏ, phân tán, xen lẫn trong khu dân cư. Nguyên nhân do khả năng đầu tư cho chăn nuôi còn rất hạn chế ở đa số nông dân nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi thường bị bỏ qua...
2. Ô nhiễm do hoạt động sinh hoạt
 Chất thải sinh hoạt bao gồm cả nước thải và chất thải rắn.
-    Nước thải từ các hoạt động ăn, uống, tắm gặt, giết mổ,… hay cũng có thể từ  rác do người dân đổ trực tiếp hoặc bị cuốn trôi theo nước mưa xuống sông, ao hồ, cống rãnh… Lượng rác này sau khi bị phân huỷ sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Lâu dần lượng rác nhiều lên, sẽ làm giảm diện tích ao, hồ giảm khả năng tự làm sạch của nước (do hệ sinh thái trong nước bị hủy diệt), gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước, làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, gây ra các bệnh nguy hiểm.
-    Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc, khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý khoa học thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay, chúng ta đang sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt hằng ngày. Các túi nilon này cần tới 50-60 năm mới phân hủy trong đất. Do đó, chúng tạo thành các bức tường ngăn cách trong đất, hạn chế quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.
Như vậy, có thể thấy rằng, ô nhiễm môi trường đang là một vấn nạn đáng báo động đối với cả vùng thôn quê nơi mà đã đi vào những câu ca dao với cánh đồng thẳng cánh cò bay, bầu trời trong xanh thoáng đãng. Và để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả mọi người dân nhằm giữ gìn môi trường sống trong lành, sáng – xanh – sạch – đẹp cho hôm nay và cho cả mai sau.

 

 

 

Người viết



An Thị Hải


 


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4010945
Số người trực tuyến:74
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 12 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 12 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang