Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

+A =A -A

Dự báo tình hình khí tượng thủy văn và tình hình dịch hại tháng 4 năm 2019

Thứ Ba, Ngày 09/04/2019

I. Khí tượng thủy văn:
1. Khí tượng:
Trong tháng có khả năng xuất hiện khoảng 2-3 đợt không khí lạnh và không khí lạnh tăng cường. Tuy nhiên cường độ các đợt KKL từ yếu đến trung bình và lệch đông.
Trong giai đoạn chuyển mùa cần đề phòng các hiện tượng thời tiết đặc biệt như tố, lốc và gió giật mạnh trong cơn dông
- Nền nhiệt độ ở mức cao hơn TBNN
- Tổng lượng mưa ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn TBNN.
2. Thủy văn:
Thủy triều trung bình. Trong tháng có 2 kỳ triều cường vào các ngày 12-15 và 24-26; có 2 kỳ triều kém vào các ngày 05-08 và 18-20. Đỉnh triều cao nhất tháng này xấp xỉ tháng trước. Vùng cửa sông những ngày triều cường nước lớn xuất hiện vào đêm, nước ròng xuất hiện vào sáng.
Mực nước trên các sông dao động chủ yếu theo thủy triều
Độ mặn trên sông Đáy tại Như Tân ở mức 11-13‰.
II. Tình hình dịch hại:
1. Trên cây lúa
1.1. Bệnh đạo ôn lá: Bệnh tiếp tục hại tăng trên các trà lúa, đặc biệt hại nặng trên trà lúa xuân muộn đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến phân hoá đòng diện bón thừa đạm, bón không cân đối, giống nhiễm. Tỷ lệ bệnh nơi cao: 10-15%; cá biệt: 30-50% số lá. Nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ xuất hiện nhiều ổ lùn, lụi ảnh hưởng đến năng suất. Quy mô mức độ hại cao hơn so với vụ Đông xuân năm 2018.
1.2. Bệnh đạo cổ bông: Bệnh xuất hiện và gây hại trên những ruộng lúa đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, giống nhiễm, diện tích xanh tốt, bón thừa đạm, gần nguồn bệnh, trỗ từ cuối tháng 3 và trong tháng 4. Tỷ lệ bệnh trung bình: 1,5%; nơi cao: 10-30%, cá biệt ³ 50 số bông. Nếu không phát hiện và phòng trừ kịp thời sẽ gây ảnh hưởng lớn đến năng suất. Quy mô mức độ hại cao hơn so với vụ Đông xuân năm trước.
1.3. Sâu cuốn lá nhỏ: Bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 tiếp tục ra rộ 8/4, sâu non nở rộ từ ngày 27/3-14/4, gây hại cục bộ trên trà lúa xuân muộn đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến phân hoá đòng. Mật độ sâu phổ biến: 7-10 con/m2, nơi cao: 20-30 con/m2, cá biệt trăm con/m2 (Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô…). Bướm sâu cuốn lá nhỏ lứa 3 ra rộ 18/4-30/5; sâu non nở rộ từ 24/4-6/5, gây hại rộng trên trà lúa xuân muộn đang ở giai đoạn ôm đòng đến trỗ bông. Mật độ sâu phổ biến:   20-30 con/m2, nơi cao: 50-60 con/m2, cá biệt hàng trăm con/m2 (Kim Sơn, Hoa lư, TP Ninh Bình, Yên Mô…) làm sơ, trắng lá đòng nếu không phát hiện và phòng chống kịp thời. Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng lứa vụ Đông xuân năm 2018.
1.4. Rầy nâu, rầy lưng trắng: Rầy cám lứa 2 sẽ nở rộ từ ngày 12/4-22/4, gây hại rộng trên các trà lúa. Mật độ phổ biến: 500-600 con/m2, nơi cao: 1.000 -1.500 con/m2, ổ:  3.000-5.000 con/m2 (Kim Sơn, Yên Khánh, Yên Mô, Nho Quan…). Nếu không phát hiện và phun trừ kịp thời, rầy sẽ làm đỏ lúa hoặc gây cháy ổ sau 25/4 trở đi ảnh hưởng đến năng suất lúa, đồng thời là môi giới truyền bệnh lùn sọc đen phương Nam trên đồng ruộng. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng lứa vụ Đông xuân năm 2018.
1.5. Sâu đục thân hai chấm: Bướm lứa 2 sẽ ra rộ từ ngày 07/4-27/4, sâu non sẽ nở rộ từ ngày 15/4-05/5, gây hại trên trà lúa trỗ sau ngày 15/4 ở các huyện phía Bắc tỉnh và trỗ sau ngày 5/5 ở các huyện phía Nam tỉnh. Tỷ lệ hại nơi cao: 3-5%; cá biệt: 7-10% số bông (Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, TP Tam Điệp…). Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng lứa vụ Đông xuân năm 2018.
1.6. Chuột: Tiếp tục hại tăng trên các trà lúa, đặc biệt trên trà lúa xuân muộn ở giai đoạn phân hoá đòng đến ôm đòng, những ruộng cạn nước, ven làng, ven gò. Tỷ lệ hại nơi cao: 5-10%; cá biệt trên 20% số dảnh (Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Yên Mô, Hoa Lư...). Quy mô, mức độ hại cao hơn so với cùng kỳ vụ Đông xuân năm 2018.
1.7. Bệnh khô vằn: Gây hại rộng trên các trà lúa, giống lúa, đặc biệt trên những ruộng gieo cấy dày, bón phân không cân đối, bón thừa đạm, ruộng cạn nước. Tỷ lệ bệnh phổ biến: 3-5%; nơi cao: 15-20%; cá biệt trên 50% số dảnh (Kim Sơn, Yên Mô, Yên Khánh, TP Ninh Bình...). Quy mô, mức độ gây hại cao hơn so với vụ Đông xuân năm 2018.
Ngoài ra, bệnh lùn sọc đen phương Nam, bệnh lép đen, nhện gié gây hại rải rác, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn gây hại cục bộ trên các trà lúa.
2. Trên cây trồng khác
2.1. Cây lạc
- Sâu cuốn lá: Sâu non đợt 2 sẽ nở rộ từ ngày 10/4-20/4 gây hại cục bộ trên các trà lạc. Mật độ phổ biến: 1-3 con/m2; nơi cao: 7-15 con/m2, cá biệt trên 30 con/m2. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với vụ Đông xuân năm 2018.
- Sâu khoang: Sâu non đợt 2 sẽ nở rộ từ ngày 15/4-25/4 gây hại cục bộ trên các trà lạc. Mật độ sâu nơi cao: 5-10 con/m2, cá biệt trên 20 con/m2. Quy mô, mức độ hại cao hơn so với vụ Đông xuân năm 2018.
- Bệnh đốm nâu, đốm đen: Hại tăng trên các trà lạc, tỷ lệ bệnh phổ biến: 3-5%; nơi cao: 10-20%; cá biệt: 30-50% số lá (Yên Mô, Yên Khánh, Nho Quan...). Quy mô, mức độ gây hại cao hơn cùng kỳ vụ Đông xuân năm 2018.
Ngoài ra, sâu xanh da láng hại cục bộ.
2.2. Cây nhãn, vải
- Bọ xít: Tiếp tục nở rộ đến ngày 10/4, gây hại rộng trên cây nhãn, vải ở giai đoạn quả non, mật độ phổ biến: 0,5-0,7 con/cành; nơi cao: 2-3 con/cành; cá biệt: 5-10 con/cành. Quy mô, mức độ hại cao so với cùng kỳ vụ Đông xuân năm trước.
- Bệnh sương mai: Tiếp tục hại, tỷ lệ bệnh phổ biến: 0,5-1%; nơi cao: 3-7%; cá biệt trên 15% số chùm. Quy mô, mức độ hại thấp hơn so với cùng kỳ vụ Đông xuân năm 2018.
Ngoài ra, nhện lông nhung hại cục bộ, sâu đục nụ hoa hại rải rác.
2.3. Cây dứa
    - Bệnh thối nõn: Hại cục bộ, tỷ lệ hại phổ biến: 1-3%; nơi cao: 5-7% số cây. Mức độ hại thấp hơn so với cùng kỳ vụ Đông xuân năm 2018. 
    - Rệp sáp: Tiếp tục hại tăng, tỷ lệ hại nơi cao: 5-10% số cây.
    Ngoài ra, bệnh khô cháy bìa lá hại cục bộ.
III. Khuyến cáo:
- Điều tiết nư¬¬ớc hợp lý, bón phân cân đối, đúng kỹ thuật tạo điều kiện cho cây khoẻ nhằm tăng cường khả năng chống chịu các đối t¬¬ượng dịch hại;
- Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, diễn biến các đối tượng dịch hại trên các cây trồng để có biện pháp phòng trừ kịp thời khi tới ngưỡng (Chú ý: Bệnh đạo ôn; chuột hai; rầy nâu, rầy lưng trắng; sâu cuốn lá nhỏ trên cây lúa; sâu cuốn lá, sâu khoang trên cây lạc; bọ xít trên cây nhãn, vải…);
- Đối với bệnh đạo ôn: Tiếp tục thực hiện Công văn số 421/SNN-TTBVTV ngày 20/03/2019 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ Đông xuân năm 2019.
- Tiếp tục diệt trừ chuột bằng các biện pháp, trong đó chú trọng biện pháp thủ công, đây là biện pháp hiệu quả cao trong giai đoạn này.
- Tăng cường công tác thanh, kiểm tra vật tư nông nghiệp./.

Ngô Thị Mai
 


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

Thông báo Lịch tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình năm 2022
Lấy ý kiến đối với các tập thể, cá nhân thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước năm 2021
Về việc chuyển hoạt động tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại ộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và PTNT ra thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Ninh ình
Hồ sơ công bố hợp quy của Công ty Cổ phần Bình Điền Ninh Bình
Kết luận Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Thông báo Kết luận của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và PTNT tại buổi làm việc với tỉnh Ninh Bình
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4011312
Số người trực tuyến:109
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 12 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 12 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang