Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 được Quốc hội Khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/4/2005. Qua 12 năm thực hiện, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Mặc dù đạt được một số thành tựu quan trọng, nhưng đến nay Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với ngành lâm nghiệp hiện nay; đồng thời, khắc phục được những bất cập, tồn tại và thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng. Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Lâm nghiệp năm 2017, theo đó, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Nghị định 35/2019/NĐ-CP, Nghị định 01/2019/NĐ-CP, Nghị định 06/2019/NĐ-CP cùng với 07 Thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT được ban hành để Thiết lập khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lâm nghiệp, tiến tới khẳng định lâm nghiệp là một ngành kinh tế - xã hội vừa thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, vừa phát huy giá trị xã hội là thích ứng với biến đổi khí hậu với đòi hỏi phải quản lý bền vững.
Hệ thống Luật, Nghị định, Thông tư gồm:
1. Luật Lâm nghiệp 2017
Luật Lâm ngiệp đã được Quốc hội khóa XIV, tại Kỳ họp thứ 4, biểu quyết thông qua ngày 15/11/2017. Luật Lâm nghiệp năm 2017 có 12 chương với 108 điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
2. Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp
Nghị định gồm 07 Chương, 92 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
3. Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp
Nghị định gồm 04 chương, 38 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 6 năm 2019.
4. Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ quy định về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
Nghị định gồm 04 chương, 21 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2019
5. Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Nghị định có 05 chương 42 điều, có hiệu lực từ ngày 10/3/2019.
6. Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy suất nguồn gốc lâm sản
Thông tư gồm 06 chương, 45 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
7. Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý rừng bền vững
Thông tư gồm 5 chương, 22 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
8. Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh
Thông tư gồm 03 chương, 18 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
9. Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng chính
Thông tư gồm 04 chương, 20 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
10. Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phân định ranh giới rừng
Thông tư gồm 03 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
11. Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng
Thông tư gồm 03 chương, 17 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019
12. Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng
Thông tư gồm 06 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.
Người viết bài
Phạm Thị Bích Liên