TRỒNG TRỌT - BẢO VỆ THỰC VẬT

+A =A -A

Một số lưu ý trong chăm sóc cây ngô và cây lạc vụ Đông năm 2019

Thứ Sáu, Ngày 11/10/2019

Vụ Đông năm 2019 toàn tỉnh Ninh Bình có kế hoạch gieo trồng 1.621 ha ngô và 205 ha lạc, đây là 2 đối tượng cây trồng chiếm trên 20% tổng diện tích cây vụ Đông và cũng là cây trồng mang lại giá trị kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện tại ngô đông đang ở giai đoạn 4 - 5 lá, cây lạc ở trà sớm đang phân cành - đâm tia, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất cao, bà con cần lưu ý một số biện pháp kĩ thuật chăm sóc sau:


Đối với cây ngô:
Trước khi trồng cây ngô đã được bón phân lót đầy đủ, hiện tại đã đến thời điểm bón thúc cho cây ngô, lượng phân và cách bón cho các lần như sau:
- Bón thúc lần 1: bón 2 - 3 kg đạm Urê + 1-2 kg Kaliclorua khi cây 3 - 4 lá kết hợp với xới phá váng, tỉa cây định cây để đảm bảo mật độ.
- Bón thúc lần 2: Khi cây 7 - 9 lá bà con bón thúc lần 2 với lượng: 3 kg đạm Urê + 2 kg Kaliclorua kết hợp với vun cao.
- Bón thúc lần 3: Khi cây ngô xoắn nõn thì bón nốt lượng phân còn lại.
Nếu sử dụng phân bón đa dinh dưỡng như NPK 16-16-8, hoặc NPK 16-5-17 của Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình với lượng từ 12 – 15 kg chia đều cho 2 lần bón.


Ngoài bón phân cần chú ý tưới đủ ẩm thường xuyên cho cây, đặc biệt là giai đoạn cây con, 2 tuần trước, sau khi trỗ và sau khi bón phân. Nếu trời mưa to làm cho đất ngập úng thì cần tháo khô nước kết hợp xới xáo để ngô không bị úng nước, nhất là thời kì cây con.
Về các đối tượng sâu bệnh hại: Sâu keo mùa thu đang là đối tượng dịch hại mới và nghiêm trọng, bà con cần đặc biệt theo dõi diễn biến phát sinh, gây hại của chúng. Ngoài ra cây ngô còn bị các đối tượng khác như: sâu xám, sâu đục thân, rệp muội; bệnh khô vằn, bệnh đốm lá lớn... Thường xuyên thăm đồng theo dõi dự tính, dự báo của Chi cục Trồng trọt và BVTV để có biện pháp phòng trừ hiệu quả.


Đối với cây lạc:
Đối với lạc Đông được trồng bằng phương pháp che phủ nilon nên toàn bộ lượng phân chuồng và phân hóa học đã được bón trước khi trồng và che phủ nilon. Trong quá trình chăm sóc chỉ cần nhổ cỏ xung quanh gốc và tưới đủ ẩm cho cây, đặc biệt ở 2 giai đoạn quan trọng là khi cây có 3 - 4 lá thật và khi ra hoa, kiểm tra nâng các cành bị mắc ở dưới nilon lên để cây sinh trưởng thuận lợi. Nếu cây lạc sinh trưởng phát triển kém có thể phun bổ sung phân bón lá để cung cấp thêm dinh dưỡng giúp cây lạc sinh trưởng phát triển tốt.
Về sâu bệnh hại: Cây lạc bị các đối tượng sâu bệnh hại chủ yếu như bệnh lở cổ rễ chết cây con, bệnh gỉ sắt, sâu khoang, sâu xanh, sâu cuốn lá, sâu xám,...Cần quan sát, phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt và BVTV.

 

              

 

 

          Viết bài


Đặng Thị Thu Hằng - TTKN
 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3670327
Số người trực tuyến:11
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 3 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn