Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên, điều hòa khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
CÔNG KHAI CÔNG TÁC THANH TRA

+A =A -A

Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử

Thứ Sáu, Ngày 27/11/2020
        Những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử ở nước ta đã có những bước phát triển đáng kể, các hoạt động kinh doanh, mua bán trực tuyến ngày càng phổ biến đã và đang đem lại những giá trị, lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động này đang phát sinh nhiều rủi ro, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện các hành vi buôn bán hàng hóa, dịch vụ cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng quá hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng...
 
          Ngày 23 tháng 11 năm 2020, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Bình đã ban hành Kế hoạch số 305/KH-BCĐ 389 về tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.
 
            Kế hoạch đã đặt ra 5 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
 
          1. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật của các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; tổng hợp, đánh giá, phân loại đối tượng, mặt hàng, nhận diện các hành vi, phương thức, thủ đoạn để có kế hoạch đấu tranh, giải pháp công nghệ, kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm phát hiện, xử lý kịp thời các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. 
 
          2. Rà soát các chế định cũng như chế tài xử phạt trong lĩnh vực thương mại điện tử để phát hiện những bất cập, sơ hở, những nội dung còn chồng chéo hoặc chưa phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và thực tế để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước và tình hình thực tế phát sinh. 
 
         3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động điều tra, phát hiện xử lý vi phạm trong thương mại điện tử, xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu dùng chung về thương mại điện tử giữa các lực lượng thực thi pháp luật. Chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hiệu quả đấu tranh, phòng, chống các đối tượng sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử. 
 
         4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với những hành vi tiêu cực trong thương mại điện tử, từ đó cung cấp kịp thời cho các lực lượng chức năng về những hành vi vi phạm trong thương mại điện tử làm căn cứ kiểm tra và xử lý theo quy định. 
 
         5. Khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; phát hiện, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để vi phạm pháp luật.
         
          Bên cạnh đó, Kế hoạch nêu rõ, các sở, ngành, lực lượng chức năng được phân công thực hiện kế hoạch phải xác định đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tránh chồng chéo; nâng cao trách nhiệm, thực hiện công khai minh bạch, đúng quy định của pháp luật; nói không với tiêu cực,  không bao che, tiếp tay, làm ngơ trước những hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử.
 
       Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để ngăn chặn, phòng ngừa không để xảy ra các vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh.
Quá trình thực hiện Kế hoạch không gây tác động xấu đến thị trường, không làm ảnh hưởng, gây cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
 
 
 
Người viết bài: Đỗ Mạnh Hòa

 


            



Đánh giá cho bài viết này: Chưa có lượt đánh giá nào


 CÁC TIN KHÁC

Kết luận thanh tra số 05/KL-TTr ngày 16/10/2024 của Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Ninh Bình thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Cửa hàng vật tư nông nghiệp Tấn Thùy
KH thanh tra của Sở Nông nghiệp và PTNT (ban hành kèm theo QĐ số 1071 của Chủ tịch UBND tỉnh
Quyết Định phê duyệt kế hoạch kiểm tra năm 2024
Quyết định Về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2023
Quyết định số 745/QĐ-UBND ngày 24/9/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Công bố Danh mục thủ tục hành chính được thay thế trong lĩnh vực khiếu nại thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Thanh tra tỉnh Ninh Bình
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 4011160
Số người trực tuyến:105
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 12 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
307.378
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 12 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(92.2 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:1229 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang