Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của xã hội, con người luôn là trung tâm, là nhân tố chính tạo nên các bước đột phá trong sự phát triển của xã hội; từ xã hội nguyên thủy trong buổi sơ khai đến xã hội phát triển như hiện nay-thời kỳ phát triển khoa học kỹ thuật, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ 4.0 vào đời sống. Việt Nam tuy là nước phát triển sau, khi các nước trên thế giới đang ở giai đoạn phát triển công nghiệp mạnh mẽ thì Việt Nam đang là nước phong kiến thuộc địa lạc hậu, sản xuất nông nghiệp dựa vào yếu tố thiên nhiên, nhưng dưới dự dẫn dắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, một nước lạc hậu đã từng bước, từng bước đi lên và tiếp cận với sự phát triển chung của thế giới. Việt Nam ngày nay là nước có tốc độ phát triển công nghệ thông tin, kỹ thuật số hàng đầu khu vực. Những bước đột phá đó là cả một quá trình trong đó đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng một xã hội học tập luôn là yếu tố ưu tiên hàng đầu; từ buổi đầu lập nước là chương trình bình dân học vụ do Bác Hồ khởi xướng-xóa mù cho đồng bào (Ngày 8/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 17 đặt ra một bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam), tiếp đó hàng loạt các chính sách về giáo dục được Đảng và nhà nước quan tâm như: chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, cử cá nhân xuất sắc đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa về xây dựng đất nước.

Ngay từ ngày đầu thành lập Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình đã rất chú trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, khuyến học, khuyến tài, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan; thường xuyên cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo chuyên ngành, các khóa tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn; tạo điều kiện cho cán bộ, công chức tham gia học tập nâng cao kiến thức tại các trường đào tạo chính quy. Không dừng lại đó, Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình rất chú trọng công tác đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, chính trị cho đội ngũ cán bộ trẻ có tài kết quả là từ đầu những năm 2000 Chi cục Kiểm lâm không có cán bộ, công chức, viên chức trình độ Thạc sĩ đến nay đã có 18 thạc sĩ; tỷ lệ cán bộ, công chức có bằng đại học tăng dần qua các năm.
Chú trọng và khuyến khích học tập là truyền thống của Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình qua các giai đoạn phát triển; đào tạo nguồn nhân lực luôn là ưu tiên và giải pháp thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong nhiều năm qua. Kết quả của quá trình khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã thúc đẩy tính sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu không ngừng nghỉ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan; nhiều lượt người đã tham gia, nhiều sáng kiến đã được viết với mục đích nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và được cấp có thẩm quyền ghi nhận, có sáng kiến đã đạt giải cấp tỉnh và cấp quốc gia; công nghệ thông tin được triển khai ứng dụng rộng rãi trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cả đơn vị.
Triển khai thực hiện Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 21/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 52-KL/TW của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW7 khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đóa đất nước, Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình đã cây dựng Kế hoạch số 40/KH-KL ngày 26/3/2020 để tổ chức thực hiện. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đã được đưa ra nhưng mục tiêu của Kế hoạch số 40/KH-KL là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vừa “hồng” vừa “chuyên”; Cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan không chỉ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ mà còn vững vàng tư tưởng chính trị, kiên định với con đường cách mạng.
Xây dựng xã hội học tập còn được Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình mở rộng ra với các cá nhân, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp, Kiểm lâm giỏi nghiệp vụ vững chuyên môn thôi chưa đủ mà còn phải giáo dục nâng cao kiến thức lâm nghiệp cho quần chúng nhân dân; khi nắm rõ kiến thức thì ý thức và trách nhiệm bảo vệ rừng cũng được nâng cao-xây dựng được lực lượng bảo vệ rừng toàn dân. Xây dựng xã hội học tập không chỉ là nâng cao kiến thức pháp luật về Lâm nghiệp mà còn hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao kiến thức phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong các năm gần đây Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình đã vận động và chuyển giao kỹ thuật cho một số hộ gia đình xây dựng kinh tế nghề rừng, bước đầu đã mang lại hiệu quả, nâng cao hiệu xuất lao động, tăng thu nhập cho nhân dân góp phần xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng cao và các xã bãi ngang ven biển như mô hình: Vận động nhân dân tham gia mô hình trồng cây Trám ghép (Bùi Kỳ lão). Mô hình phát triển vườn ươm cây lâm nghiệp, cây xanh đô thị kết hợp hệ thống tưới tự động tại phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình. Mô hình trồng Nấm Linh chi trong hang, hốc đá và dưới tán rừng kết hợp hệ thống tưới tiết kiệm tại xã Đông Sơn, thành phố Tam Điệp và xã Phú Lâm, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình...để phát triển kinh tế và tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo Nghị quyết 05, 37, 39. Để nâng cao hơn hiệu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền, xây dựng xã hội học tập tới quần chúng nhân dân trong lĩnh vực Lâm nghiệp trong nhiều năm qua Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình đã kêu gọi sự chung tay, đồng lòng của các tổ chức, đoàn thể xã hội cùng tham gia; ngày 16 tháng 7 năm 2021 Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình đã mở lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công nhân tại Công viên Trà Hoa vàng Ninh Bình thuộc Công ty dược liệu Vũ Gia cách nhận biết về rắn và phòng tránh sơ cứu rắn độc cắn; buổi tập huấn không chỉ phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm mà còn hướng dẫn cho cán bộ công nhân Công viên Trà hoa Vàng cách nhận biết, phân biệt các loài rắn độc và hướng dẫn cách sơ cứu ban đầu - giai đoạn quan trọng trong chữa trị rắn cắn.

Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình tập huấn nhận biết về rắn và phòng tránh sơ cứu rắn độc cắn tại Công viên Trà hoa Vàng
Xây dựng xã hội học tập là xây dựng với nhiều đối tượng trong đó không thể thiếu những mầm non tương lai của đất nước. Nhiều năm qua Chi cục Kiểm lâm luôn chú trọng công tác khuyến học đối với con của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan. Ban chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp với chính quyền, cấp ủy tổ chức Ban khuyến học Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình; xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của Ban khuyến học Chi cục Kiểm lâm, kêu gọi sự ủng hộ từ các tập thể cá nhân trong cơ quan; công khai tiêu chuẩn và định mức khen thưởng nhằm khuyến khích con của cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thi đua trong học tập, nâng cao thành tích; Không chỉ dừng lại ở khuyến khích học tập văn hóa, Ban khuyến học Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình còn rất chú trọng khuyến khích các cháu gần gũi thiên nhiên, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Các buổi trải nghiệm do Ban khuyến học Chi cục Kiểm lâm tổ chức hàng năm không chỉ dậy các cháu tính đoàn kết, làm việc tập thể mà truyền tải được giá trị của thiên nhiên-giá trị hữu hạn nhưng có sự tác động rất lớn tới đời sống của con người; thiên nhiên tác động tích cực hay tác động tiêu cực tới cuộc sống của chúng ta do chính con người quyết định.

Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình trao phần thưởng cho các học sinh xuất sắc
năm học 2019-2020 (Hội nghị khuyến học năm 2020)
Trong bối cảnh Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang trải qua đại dịch toàn cầu- Covid 19, giải pháp cho thách thức lớn của đại dịch chính là xây dựng một xã hội học tập toàn dân, giáo dục cho các thế hệ, các tầng lớp ý thức và trách nhiệm bảo vệ bản thân và phòng tránh dịch bệnh cho cộng đồng; đồng thời để phát triển mục tiêu kép (vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế-năm 2020 Lâm nghiệp Việt Nam có chỉ số tăng trưởng dương trong bối cảnh các lĩnh vực khác suy thoái vì đại dịch) thì xây dựng xã hội học tập: “đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội với công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao, công nghệ sạch, nông nghiệp hữu cơ, tiên tiến; tập trung phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn” theo Nghị quyết Đại Hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII là đòi hỏi tất yếu.
Lê Thị Cúc- Phòng TCTT&XDLL