
Ảnh: Lê Khắc Quyết - Về tổ
“Đất lành chim đậu” - câu tục ngữ không chỉ thể hiện ước vọng sống yên vui, hòa bình của cha ông ta từ xa xưa mà còn phẩn ánh thực trạng, ở đâu môi trường được gìn giữ bảo vệ tốt thì nơi đó các đàn chim tìm về làm tổ. Trong các năm gần đây công tác quản lý bảo vệ rừng tại Ninh Bình được thực hiện tốt không chỉ ở tăng tỷ lệ che phủ của rừng qua các năm, mở rộng diện tích rừng trồng ngập mặn ven biển …mà còn nâng cao tính đa dạng sinh học, nâng cao chất lượng rừng; hình thành các khu vực chim di cư lớn như vườn chim Thung Nham, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn…đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong các năm qua. Kết quả trên là sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành và nỗ lực của ngành Lâm nghiệp tỉnh Ninh Bình; nhận thấy tầm quan trọng của công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ trong lĩnh vực môi trường mà còn phát triển kinh tế, năm 2009 Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ban hành Chỉ thị số 01/2009/CT-UBND ngày 14/4/2009 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài chim hoang dã trong bối cảnh thời kỳ đó công nghiệp nặng đang phát triển tại địa phương (khai khác mỏ đá, xi măng…), nhiều nhà máy có dây truyền sản xuất lớn được xây dựng và đi vào hoạt động. Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và đa dạng sinh học thì Chỉ thị số 01/2009/CT-UBND ngày 14/4/2009 của UBND tỉnh Ninh Bình là một cơ sở để điều chỉnh hành vi; làm tăng tính nghiêm minh của pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản tại địa phương.
Kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã của con người ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng, săn, bắn, giết mổ, tiêu thụ.. động vật hoang dã, chim hoang dã vẫn còn xẩy ra tại một số địa phương dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của một số loài; trước tình hình đó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2020 về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã, Chỉ thị nêu rõ: “Kiên quyết loại bỏ các khu vực chợ, tụ điểm mua bán động vật hoang dã trái pháp luật. Kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các hành vi săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật hoang dã trái pháp luật, nhất là động vật hoang dã thuộc lớp thú, chim, bò sát trong môi trường tự nhiên” . Chỉ thị số số 29/CT-TTg ngày 23 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ cùng với Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và một số văn bản quy phạm pháp luật khác về quản lý động vật, thực vật hoang dã thể hiện sự quyết liệt của Đảng, nhà nước trong công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ rừng, bảo vệ tính đa dạng sinh học đồng thời nâng mức tiệm cận của pháp luật Việt Nam với các quy phạm luật quốc tế, tạo nền tảng cho hội nhập quốc tế.
Pháp luật là điều chỉnh hành vi, duy trì trật tự xã hội do đó pháp luật phải đi vào cuộc sống và phù hợp với cuộc sống, trong xã hội luôn vận động và phát triển như ngày nay thì sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tiễn của xã hội là tất yếu. Nghị định số 84/2021/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (có hiệu lực từ ngày 30/11/2021); trong đó thay thế Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP bằng Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số Điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 01 năm 2019 cho phù hợp với sự phát triển và hội nhập quốc tế trong công tác thực thi pháp luật về bảo vệ động vật, thực vật hoang dã.
Sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành đã tạo thêm động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình quyết tâm thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp; triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XXII. Bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học luôn song hành, cộng hưởng vì rừng là ngôi nhà chung cho muôn loài và sự đa dạng sinh học trong một khu rừng thể hiện sự “giàu có của rừng”, giá trị của rừng mang lại cho con người; giá trị đó là không khí, là đất, là nước, là chống biến đổi khí hậu, là tăng trưởng kinh tế…do đó bạn, tôi hãy chung tay bảo vệ rừng, bảo vệ động vật, thực vật hoang dã - bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta.
Người viết bài: Lê Thị Cúc-Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình