TIN HOẠT ĐỘNG SỞ

+A =A -A

Mười kết quả nổi bật nông nghiệp Ninh Bình năm 2021

Thứ Sáu, Ngày 14/01/2022

      

      Một là, Vượt qua khó khăn chung trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; giá cả thị trường nông nghiệp. Ngành nông nghiệp đã có những giải pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, thích ứng linh hoạt trong điều kiện dịch bệnh Covid-19. Kết quả năm 2021 vượt kế hoạch đề ra, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm trong mọi tình huống. Giá trị sản xuất nông lâm thủy sản đạt trên 9.469,7 tỷ đồng, tăng 2,87% so với năm 2020, vượt xa so với (kế hoạch 1,7%); giá trị 1ha canh tác đạt 143,2 triệu đồng (vượt 3,2 triệu so với kế hoạch).

 

      Hai là, Chỉ đạo sản xuất trồng trọt thắng lợi toàn diện, hai vụ lúa đều được mùa cả về năng suất, sản lượng và giá cả. Trong đó năng suất lúa bình quân cả năm đạt đỉnh cao mới 61,22 tạ/ha. Diện tích lúa đặc sản, chất lượng cao tiếp tục được mở rộng, chiếm 72,5% tổng diện tích gieo cấy. Mở rộng diện tích sản xuất lúa bằng hình thức mạ khay, máy cấy, thiết bị cấy. Tiếp tục chuyển đổi linh hoạt cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả sang mục đích nông nghiệp khác mang lại giá trị cao, gắn với phục vụ du lịch (sen, cúc chi, đào phai…) đem lại hiệu quả rõ rệt.

 

      Ba là, Chỉ đạo phòng, chống, khống chế nhanh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là các loại bệnh mới như bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò, bệnh Cúm gia cầm do chủng virus H5N8, giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người sản xuất. Bệnh Viêm da nổi cục sau 7 tháng quyết liệt chỉ đạo, đến tháng 8 đã có thông báo hết bệnh trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho quá trình lưu thông, tái đàn sản xuất. Bệnh cúm gia cầm do chủng virus H5N8 là chủng mới, độc lực cao, lần đầu tiên xâm nhập vào trong nước và trong tỉnh đã được phát hiện nhanh, khoanh vùng xử lý nên không lây lan ra diện rộng. Bệnh dịch tả lợn Châu Phi sau thời gian quyết liệt chỉ đạo, đến nay đã giảm.

 

      Bốn là, Công tác chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, chỉ đạo thường xuyên. Tham mưu sát, đúng, kịp thời Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025, góp phần thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ. Trong năm toàn tỉnh đã trồng được gần 882,76 nghìn cây phân tán các loại, đạt 118,4% kế hoạch; trồng rừng tập trung được 414,8 ha, đạt 101,2% kế hoạch. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 19,6%.

 

      Năm là, Công tác thanh tra, kiểm tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh được tăng cường, tổ chức triển khai có hiệu quả. Chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị 04/CT-UBND ngày 15/4/2021 về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản; tham mưu thành lập Ban Chỉ đạo chống sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Sau 8 tháng triển khai thực hiện Chỉ thị 04, ý thức chấp hành pháp luật của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực, người dân đã chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về hoạt động khai thác thủy sản, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản của tỉnh.

 

      Sáu là, Tăng cường công tác quản lý đê điều và chủ động các phương án phòng chống lụt bão. Thường xuyên kiểm tra, cập nhật lý lịch đê, kè, cống, xác định trọng điểm và xây dựng phương án bảo vệ đê, hộ đê. Trong năm đã xây dựng và triển khai Đề án hoàn thiện các biển báo giao thông để tăng cường kiểm soát tải trọng trên các tuyến đê, hoàn thiện lắp đặt hệ thống biển hạn chế trọng tải toàn bộ xe, biển chỉ dẫn trên đê nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuần tra, canh gác, phát hiện, ngăn chặn và xử lý tình trạng xe quá tải chạy trên đê.

 

      Bảy là, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới bước vào giai đoạn mới gặp nhiều khó khăn, các xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2021 đều là các xã khó khăn, tuy nhiên với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, vượt khó vươn lên của các xã, kết quả đã vượt kế hoạch đề ra. Trong năm huyện Yên Mô được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 16 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (vượt 1 xã so với kế hoạch), 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Chủ trì tham mưu ban hành Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình.

 

      Tám là: Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh được quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ. Năm 2021 có thêm 28 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 18 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao và 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao (trong 18 sản phẩm 4 sao, có 4 sản phẩm có tiềm năng được đề xuất lên 5 sao). Lũy kế đến hết năm 2021 toàn tỉnh có 54 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó có 39 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 15 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

 

      Chín là, Đổi mới hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ nông sản trong tình hình dịch bệnh Covid-19. Tiếp tục đổi mới, phát triển các hình thức sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, thúc đẩy hoạt động của các HTX nông nghiệp theo Luật 2012. Trong năm hình thành mới và đi vào hoạt động có hiệu quả 10 HTX ngành hàng, nâng tổng số HTX ngành hàng lên 121 HTX và nhiều HTX liên kết sản xuất theo chuỗi khép kín có hiệu quả.

 

      Mười là: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 05 của Tỉnh ủy, Nghị quyết 113 của HĐND tỉnh; tham mưu Tỉnh ủy sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 05, ban hành kết luận số 83-KL/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 05. Xây dựng đề án phát triển kinh tế nông nghiệp cho giai đoạn tới. Trong đó tập trung tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp theo lợi thế từng tiểu vùng kinh tế sinh thái, theo hướng nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp an toàn, theo hướng hữu cơ, hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, hình thức sản xuất tiên tiến; tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc sản, đặc hữu, sản phẩm OCOP của tỉnh; lấy khoa học công nghệ làm nền tảng, động lực then chốt để phát triển.

 

 

 

 

 

 

Người viết bài: Phạm Thị Nhung


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3693333
Số người trực tuyến:24
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn