CHĂN NUÔI - THÚ Y

+A =A -A

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong thú y

Dùng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn nội độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể (do tác động xấu đến các loại tế bào thẩm quyền miễn dịch, làm giảm lượng kháng nguyên phòng bệnh và kháng sinh có thể tiêu diệt cả các vi khuẩn có ích cho cơ thể).

Dùng bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dùng cần theo những nguyên tắc sau đây:

- Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn.

- Phải chọn đúng kháng sinh và đường đưa thuốc thích hợp.

- Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian quy định.

- Phài nắm vững nguyên tắc khi cần thiết phải sử dụng phối hợp kháng sinh.

- Kết hợp các loại thuốc bổ để tăng cường sức đề kháng của vật nuôi.

1. Chỉ sử dụng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn:

Phải chẩn đoán đúng bệnh để dùng thuốc. Dùng thuốc không được lựa chọn trên cơ sở kết quả chẩn đoán sẽ không chữa khỏi bệnh, mà còn làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn.

- Mỗi nhóm kháng sinh chỉ tác động lên một nhóm vi khuẩn nhất định, và hầu hết không có hiệu quả với tác nhân gây bệnh khác như: virus, ký sinh trùng, nấm…

- Việc sử dụng kháng sinh khi không nhiễm trùng vừa thất bại trong điều trị, tốn kém, vừa có thể mang lại tác hại cho đối tượng sử dụng kháng sinh. Về mặt sinh học việc dùng kháng sinh bừa bãi gây tăng thêm các chủng kháng thuốc.

2. Phải chọn đúng kháng sinh và đường đưa thuốc thích hợp:

Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau đó có thể giảm liều lượng. Có thể sử dụng thuốc hấp thu chậm nhưng trước đó phải tiêm thuốc hấp thu nhanh cùng loại.

- Lựa chọn kháng sinh.

+ Chọn kháng sinh dựa vào vị trí nhiễm trùng:

Nhiễm trùng do vi khuẩn nội bào: Quinolon II, Macrolid, Cyclin, Lincosamid, Phenicol.

Nhiễm trùng tiền liệt tuyến: Quinolon II, Macrolid, Phenicol.

+ Chọn lựa kháng sinh dựa trên phổ tác dụng:

Chọn lựa kháng sinh dựa trên cơ địa gia súc.

Tình trạng bệnh lý.

- Đường sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

+ Tính khẩn cấp trong trị liệu.

+ Vị trí nhiễm khuẩn.

+ Đặc tính hấp thu kháng sinh.

+ Khả năng sử dụng kháng sinh theo đường uống...

- Các đường đưa thuốc:

+ Đường uống

+ Đường tiêm tĩnh mạch:dùng trong các trường hợp nhiễm trùng nặng hay nhiễm trùng ở vị trí đặc biệt: màng não, tim mạch, xương… hay khi đường uống không thể thực hiện.

+ Tiêm bắp: Betalactamin, Amynosid, Lincosamid.

+ Tiêm dưới da

+ Dùng kháng sinh tại chỗ:chủ yếu dùng trong điều trị nhiễm trùng ở mắt, tai, da và âm đạo. Các kháng sinh: nhóm Macrolid, Lincosamid, Colistin.

+ Dạng khí dung:Pentamidin, thuốc kháng nấm, Amynoglycosid.

3. Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng và đúng thời gian quy định:

Liều lượng sử dụng kháng sinh phụ thuộc vào các yếu tố:

+ Mức nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh đối với kháng sinh.

+ Tính chất dược động học của kháng sinh.

+ Vị trí của ổ nhiễm trùng.

+ Cơ địa gia súc.

+ Sử dụng phối hợp kháng sinh.

+ Thời gian sử dụng kháng sinh: sử dụng đúng liệu trình với từng kháng sinh.

- Không nên vội vàng thay kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh.

4. Nắm vững nguyên tắc trong phối hợp kháng sinh:

Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm phổ tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc.

Khi phối hợp thuốc, cần chọn những thuốc có tác dụng tăng cường lẫn nhau (tác dụng hợp đồng) hoặc các thuốc cộng hợp, tránh phối hợp các thuốc đối kháng (về hoạt tính hóa học cũng như tác dụng điều trị).

+ Nắm chắc tác dụng cộng dồn, tác dụng hiệp đồng, hoặc tác dụng đối kháng.

+ Không bao giờ sử dụng phối hợp một loại kháng sinh diệt khuẩn với một loại kháng sinh kìm khuẩn.

+ Phối hợp thuốc kháng sinh trong chống nhiễm trùng vi khuẩn họ đường ruột (Enterobacterie):

Betalactamin +Amikacin

Fluoroquinolon + Amynoglycosid/ Betalactamin

Cotimoxazol + Amynoglycosid

Fosfomycin + Amynoglycosid

+ Một số phối hợp kháng sinh được xem là đối kháng:

Penicillin (hoặc Ampicillin) +Tetracyclin/Macrolid

Quinolon + Chloramphenicol

5. Tăng cường sức đề kháng:

Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể như nuôi dưỡng tốt, dùng thêm vitamin, tiêm nước sinh lý, phối hợp thuốc giảm đau, giảm sốt và an thần (trấn tĩnh) và thuốc chống viêm khi cần thiết để làm giảm tác động gây stress của quá trình bệnh lý.

Tuy nhiên, cần chú ý rằng các thuốc chống viêm nhóm steroid (hydrocortisol, prednisolon,...) có tác dụng gây giảm bạch cầu nên dẫn đến giảm sức đề kháng của cơ thể nếu sử dụng kéo dài. Chất kháng sinh chế khuẩn chỉ có thể có tác dụng khi cơ thể có sức đề kháng: tiêu diệt và bài xuất mầm bệnh.

 

 

 

 

 

Lương Thị Minh Hà



Phòng Dịch tễ Thú y – Chi cục Thú y

 


            

 CÁC TIN KHÁC

LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3685450
Số người trực tuyến:14
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình




Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn