QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN

+A =A -A

Quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/12/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Thứ Ba, Ngày 19/04/2022

 

     Ngày 20/12/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư quy định rõ 4 hình thức xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn sau thu hồi, bao gồm:

 

     - Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn: Khắc phục lỗi của sản phẩm áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có thể xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm thực phẩm an toàn; khắc phục lỗi ghi nhãn áp dụng đối với trường hợp thực phẩm ghi nhãn chưa đúng theo quy định.

 

     - Chuyển mục đích sử dụng: Áp dụng đối với trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng, không được sử dụng làm thực phẩm nhưng có thể sử dụng vào mục đích khác sau khi xử lý phù hợp.

 

     - Tái xuất: Áp dụng đối với các trường hợp thực phẩm nhập khẩu không bảo đảm an toàn và thuộc diện tái xuất theo quy định pháp luật.

 

     - Tiêu hủy: Áp dụng đối với trường hợp thực phẩm có mức giới hạn an toàn không phù hợp với hồ sơ tự công bố, quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm gây ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, không thể chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất.

 

     Cơ sở thực hiện thu hồi trong các trường hợp thực phẩm không bảo đảm an toàn quy định tại Khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm theo các hình thức sau đây:

 

     Thu hồi tự nguyện là việc thu hồi thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện khi tự phát hiện hoặc nhận được thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về thực phẩm không bảo đảm an toàn và không thuộc trường hợp thu hồi bắt buộc.

 

     Thu hồi bắt buộc là việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo quyết định thu hồi của cơ quan có thẩm quyền hoặc thu hồi theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

 

     Bên cạnh đó, Thông tư cũng nêu rõ việc xử lý thực phẩm sau thu hồi theo quyết định thu hồi bắt buộc của cơ quan có thẩm quyền, chủ cơ sở phải hoàn thành trong thời hạn tối đa là 3 tháng kể từ thời điểm cơ quan có thẩm quyền có văn bản đồng ý với đề xuất hình thức xử lý của chủ cơ sở.

 

     Trong phạm vi quản lý theo chức năng nhiệm vụ được giao, các tổng cục, cục quản lý chuyên ngành chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra việc thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý.

 

     Trường hợp qua kiểm tra phát hiện hoặc nhận được thông tin cảnh báo của nước nhập khẩu và từ các nguồn thông tin khác về thực phẩm không bảo đảm an toàn, có văn bản thông báo yêu cầu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tiến hành truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

 

     Thông tư này có hiệu lực từ ngày 02/02/2022.

 

     Các văn bản, quy định sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành:

 

     - Thông tư số 03/2021/TT-BNNPTNT ngày 21/01/2011 về truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thủy sản.

 

     - Thông tư số 74/2021/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2011 về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm sản không bảo đảm an toàn thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

 

     Nội dung chi tiết:

 

     - Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT. Tải về 

 

      - Phụ lục 1 kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT. Tải về   

 

      - Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 17/2021/TT-BNNPTNT. Tải về

 

 

 

 

 

 

Người viết bài: Vũ Văn Lâm

 

 

 


            

 CÁC TIN KHÁC

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Ninh Bình tổ chức đoàn khảo sát, nghiên cứu, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông lâm thủy sản chủ lực, đặc sản và sản phẩm OCOP của tỉnh Ninh Bình với các tỉnh Hòa Bình, Sơn La
Đẩy mạnh công tác tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn
Ninh Bình ban hành Kế hoạch triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2024
Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai kế hoạch công tác năm 2024
Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Ninh Bình tiếp và làm việc với Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên
LỊCH LÀM VIỆC - GIẤY MỜI
VIDEO
VĂN BẢN MỚI
TÌM KIẾM
LIÊN KẾT WEB
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Số người truy cập: 3687652
Số người trực tuyến:23
KÊNH TƯƠNG TÁC SỐ
VĂN BẢN ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
268.590
Văn bản qua mạng
MỘT CỬA ĐIỆN TỬ
Đến tháng 4 Năm 2024
Sở Nông nghiệp & PTNT thực hiện
100 %
Hồ sơ đúng và trước hạn
(100 % hồ sơ trước hạn,
Giải quyết:323 hồ sơ)

THĂM DÒ Ý KIẾN - BÌNH CHỌN
Theo bạn, trang thông tin điện tử của Sở Nông nghiệp và PTNT đã đưa đầy đủ các nội dung trong ngành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Bản quyền thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ninh Bình
Chịu trách nhiệm chính: Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Phố 4, đường Lê Hồng Phong, phường Đông Thành, Thành phố Ninh Bình
Điện thoại: 02293.871174, Fax:02293.875824, Email: snnvptnt.snn@ninhbinh.gov.vn